Mặc dù nhiều bức ánh ấn tượng chứng minh mức độ tan băng ở Đại dương Bắc cực được công bố, các nhà thiên văn ở Saint-Petesbourg (Nga) khẳng định rằng trong vài thập kỷ tới, Trái Đất sẽ không trải qua thời kỳ khí hậu nóng dần mà sẽ tiến đến thời kỳ toàn cầu lạnh dần.
Ông Khabiboulla Abdoussamatov dẫn đầu lãnh vực nghiên cứu không gian ở Đài quan sát thiên văn Poulkovo thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga xác nhận rằng nửa thời kỳ sông băng được ghi nhận ở thế kỷ 17 sẽ lặp lại. Vào thời kỳ này, hiện tượng giảm nhiệt độ chung được quan sát ở châu Âu, Bắc Mỹ và Greenland. Sông Thames và các kênh ở Hà Lan đã phủ băng và các cư dân ở một số thành phố tại Greenland buộc phải di dời do rét.
Nhà thiên văn Abdoussamatov và các cộng sự đã dựa vào những thay đổi của hoạt động Mặt Trời được quan sát mỗi 11 năm và mỗi thế kỷ. Theo các nhà khoa học, vào thế kỷ thứ 20, Mặt Trời tăng phát năng lượng đến mức tối đa, sau đó bắt đầu giảm hoạt động. Vào năm 2012, nhiệt độ trung bình mỗi năm sẽ giảm trên bề mặt Trái Đất. Hiện tượng toàn cầu lạnh dần sẽ diễn ra từ năm 2055 đến năm 2060.
Các dự đoán của các nhà thiên văn ở Đài quan sát Poulkovo sẽ được kiểm tra nhờ những thiết bị mới sẽ được đặt trên Trạm ISS vào năm 2007. Nhưng các nhà khoa học tin chắc rằng, kể từ ngày nay, nghị định Kyoto sẽ không còn cần thiết vì nhiệt độ toàn cầu sẽ giảm mà không cần hạn chế các chất khí gây hiệu ứng nhà kính tại các nước công nghiệp. Băng ở Bắc cực tất nhiên sẽ không bị tan.
V.N