Sự thật, có những đêm bạn ngủ rất ngon nhưng sáng hôm sau vẫn cau có khó chịu, lý do là gì?
Ngủ là một "đại lượng" đặc biệt, có thể thiếu nhưng không thể quỵt. Ví dụ, nợ tiền còn có thể trốn (tuyệt đối không nên) nhưng thiếu ngủ thì chịu, phải ngủ bù rồi muốn làm gì thì làm.
Với hầu hết con người bình thường, ngủ là hoạt động tối quan trọng để cảm thấy sảng khoái, minh mẫn vào ngày hôm sau. Trên lý thuyết, thiếu ngủ sẽ gây mệt mỏi, lờ đờ, thậm chí là cáu bẳn và cảm thấy khó chịu với mọi thứ. Thiếu ngủ trong thời gian dài còn gây nguy hiểm đến tính mạng.
Vậy tại sao có những hôm đã ngủ 8 tiếng, bạn vẫn cảm thấy như mình chưa hề nằm xuống? Một nghiên cứu mới của nhóm chuyên gia đánh giá nệm The Sleep Judge đã chỉ ra rằng, tư thế ngủ có ảnh hưởng đáng kể đến cảm giác của bạn vào ngày hôm sau.
Tư thế ngủ có ảnh hưởng đáng kể đến cảm giác của bạn vào ngày hôm sau.
Cụ thể, 1021 ứng viên đã được hỏi về thói quen ngủ nghê của họ. Những người tham gia đại diện khá tốt cho lượng dân số trưởng thành ở Mỹ: Tuổi từ 18 - 77, với 54,4% nữ giới và 45,6% là nam giới.
Khi được hỏi rằng, tư thế nào giúp họ ngủ ngon nhất - đa số đều trả lời là ngủ trong tư thế nằm ngửa, ngủ say như chết.
Số còn lại thích ngủ nghiêng, cuộn tròn trong tư thế của thai nhi trong bụng mẹ vì kiểu này khiến họ cảm thấy an toàn và thoải mái. Tuy nhiên, 40% trong số người thích ngủ nghiêng cũng tiết lộ rằng, nằm nghiêng thoải mái thật nhưng ít nhiều khiến giấc ngủ của họ bị ảnh hưởng.
Trên thực tế, người nằm nghiêng và nằm sấp được cho là "khó tính nhất vào buổi sáng". Mặt khác, người nằm ngửa lại thức dậy với cơ thể tràn đầy năng lượng.
Tiếp theo, nghiên cứu xem xét vấn đề không gian có liên quan gì tới chất lượng giấc ngủ. Liệu phải chia sẻ giường với một người khác có gây mất ngủ không?
Cụ thể:
Lý do vì sao bạn chỉ nên nằm ngủ nghiêng bên trái