Khoa học khẳng định: Các ông bố thời hiện đại đã tiến hóa, tất cả là nhờ các mẹ

  •  
  • 767

Khi xã hội hiện đại ngày nay càng phát triển, vai trò của người vợ trong gia đình dần dần chuyển qua người chồng. Đàn ông bây giờ không những chỉ tháo vát trong sự nghiệp, mà còn càng ngày càng giỏi chăm con và chia sẻ công việc gia đình.

Trong tầm 15 năm trở lại đây, đã có rất nhiều thay đổi về cái gọi là "người cha tốt". Các ông bố bây giờ có vị trí gần gũi hơn trong cuộc sống của con cái. Bây giờ cảnh cha ẵm con trước ngực, thay tã, hay kể chuyện cho con không còn là chuyện gì lạ lẫm nữa.

Các ông bố ngày nay đều phải học cách cân bằng trách nhiệm công việc và chăm sóc gia đình.
Các ông bố ngày nay đều phải học cách cân bằng trách nhiệm công việc và chăm sóc gia đình.

Một cuộc khảo sát ở Trung Tâm Làm Cha tại Mỹ cho thấy: Chỉ trong một thập kỷ vừa qua, số lượng những người cha đưa con đến trường, tham gia các lớp học về nuôi dạy con ở trung tâm, dạy con học và đi họp phụ huynh đã tăng đáng kể.

Những thay đổi to lớn này trong vai trò của các ông bố không diễn ra trong một sớm một chiều. Đàn ông không tự nhiên thức dậy vào một ngày nọ và quyết định rằng họ cần phải thay tã cho con thường xuyên hơn. Khi vai trò của phụ nữ trong nền kinh tế ngày một lớn, nhiều nam giới đã lựa chọn (và cả do bị hoàn cảnh ép buộc) trở nên chủ động hơn trong việc chăm sóc gia đình.

Các ông bố ngày nay đã rất khác xưa, biết quan tâm, chăm sóc gia đình nhiều hơn.
Các ông bố ngày nay đã rất khác xưa, biết quan tâm, chăm sóc gia đình nhiều hơn.

Có những bằng chứng rất rõ ràng về việc các ông bố ngày nay đã thay đổi rất nhiều so với thế hệ trước. Một ví dụ cụ thể là nghiên cứu của Frank Stafford tại ĐH Michigan. Nghiên cứu cho thấy lượng công việc nhà mà đàn ông làm trong khoảng thời gian từ năm 1976 đến 2005 đã tăng gấp đôi, trong khi con số này ở phụ nữ thì giảm xuống.

Cái tốt của việc các ông bố tham dự công việc gia đình là họ có thể đem lại nhiều giá trị đến cho con cái. Tuy nhiên, cũng có điểm bất lợi, đó là các ông bố ngày nay thiếu kinh nghiệm từ những người đi trước. Thời gian làm việc của họ cũng không quá linh hoạt, và hoàn toàn thiếu tư liệu hướng dẫn.

Nhìn chung, đàn ông thường phải tự lo và sáng tạo trong việc chăm sóc gia đình. Tuy nhiên, việc này cũng cho họ cơ hội để xây dựng hình mẫu người cha mới gần gũi hơn cho các thế hệ về sau.

Các người mẹ hiện đại sẽ có ảnh hưởng rất lớn lên cách mà các ông bố xây dựng hình tượng của mình. Khả năng thành công trong việc làm bố của một người đàn ông phụ thuộc rất nhiều vào vợ hay người bạn đời của anh ta.

Đây là một số yếu tố các bà vợ có thể cân nhắc để hỗ trợ các ông chồng trong việc hoàn thành nhiệm vụ làm bố thuận lợi nhất.

Đừng cãi nhau trước mặt con cái.
Nếu bạn được nuôi lớn bởi một người bố không hay thể hiện tình cảm, bạn sẽ đòi hỏi – thậm chí là đòi hỏi cực kỳ cao – rằng người bạn đời của bạn phải thể hiện tình cảm nhiều hơn với con cái.

Học hỏi từ chính người cha của mình: Không ít thì nhiều, các kỳ vọng của người vợ về các ông chồng sẽ bị ảnh hưởng bởi mối quan hệ với chính người cha của mình.

Ví dụ như, nếu bạn được nuôi lớn bởi một người bố không hay thể hiện tình cảm, bạn sẽ đòi hỏi – thậm chí là đòi hỏi cực kỳ cao – rằng người bạn đời của bạn phải thể hiện tình cảm nhiều hơn với con cái.

Cũng vì điều này, bạn có thể sẽ đặc biệt nhạy cảm với những vấn đề liên quan đến chuyện thể hiện cảm xúc, và bạn sẽ cực kỳ trân trọng những cố gắng của người bạn đời trong việc thể hiện yêu thương với con cái.

Hãy nói ra những gì bạn mong muốn: Nếu người bạn đời của bạn không thực hiện được những yêu cầu thực tế, bạn hãy nói rõ. Hãy xem việc nuôi dạy con cái cũng như bất kỳ vấn đề nào khác của mối quan hệ, hãy yêu cầu những gì bạn muốn và thỏa thuận với chồng bạn.

Tuy nhiên, đừng cãi nhau trước mặt con cái. Nếu bạn thực sự không hài lòng về điều gì đó, đừng giả vờ rằng mọi việc vẫn ổn, vì việc này chỉ khiến bạn cảm thấy uất ức. Về lâu về dài, cảm giác khó chịu này sẽ bào mòn các mối quan hệ.

Khi các người bố bị cho ra rìa hoặc bị xem là kém hơn trong việc nuôi dạy con, một vòng lặp tiêu cực sẽ xảy ra.
Khi các người bố bị cho ra rìa hoặc bị xem là kém hơn trong việc nuôi dạy con, một vòng lặp tiêu cực sẽ xảy ra.

Hãy khuyến khích khả năng nuôi dạy con tốt nhất ở người bạn đời: Rất ít đàn ông được nuôi dạy với suy nghĩ rằng việc chăm sóc con cái và gia đình là những đức tính cần thiết.

Họ còn không được dạy rằng họ cần phải chuẩn bị cho việc làm cha thế nào. Với nhiều ông bố, đứa trẻ đầu tiên mà họ bế trên tay chính là con họ. Khi các bố bị cho ra rìa hoặc bị xem là kém hơn trong việc nuôi dạy con, một vòng lặp tiêu cực luẩn quẩn sẽ xảy ra. Người mẹ làm nhiều hơn, cảm thấy tự tin hơn trong việc nuôi dạy con, nhưng sẽ cảm thấy uất ức và quá tải.

Trong lúc đó, người cha làm ít hơn thì sẽ cảm thấy ít tự tin trong việc chăm sóc con, đồng thời cảm thấy ức chế vì bị cho ra rìa

Hãy xem trọng mối quan hệ cha-con. Các ông bố cần phải được động viên, để dành thời gian xây dựng mối quan hệ của họ với con cái.

Nghiên cứu cho thấy rất rõ rằng: Một mối quan hệ cha-con khăng khít là cách để ngăn ngừa rủi ro, và là nguồn sinh lực dồi dào cho bản thân người con, người cha và cả gia đình.

Nhà nghiên cứu nổi tiếng John Gottman đã tìm hiểu được rằng trẻ con với cha thể hiện nhiều tình cảm sẽ học tốt hơn ở trường, có các mối quan hệ tốt hơn và kết nối với thầy cô tốt hơn so với những trẻ không được cha thể hiện tình thương.

Cập nhật: 16/03/2018 Theo helino
  • 767