Trong nhà máy sản xuất bia hiện nay, các thùng lên men hình trụ cao đã thay thế cho các thùng ngắn hơn trong quá khứ (được cho là có xu hướng tác động tiêu cực đến hương vị của loại bia tạo thành). Tuy nhiên, khoa học hiện đại đã vào cuộc để cải thiện hơn nữa hương vị những cốc bia.
Những thùng cao này giúp tối ưu hóa cho công việc sản xuất: tăng sản lượng bia và giảm chi phí. Chúng dễ đổ đầy, rỗng và sạch hơn, nhưng việc áp dụng rộng rãi cũng có nghĩa áp suất dư thừa từ carbon dioxide sinh ra trong quá trình lên men. Điều đó lại ảnh hưởng đến hương vị.
Do đó, các nhà nghiên cứu bắt đầu xác định các chủng nấm men Saccharomyces cerevisiae đặc biệt có khả năng kháng CO2, tập trung vào việc sản xuất isoamyl axetat mang lại cho bia hương vị trái cây, tương tự như vị chuối.
Sau khi tìm ra chủng nấm men đặc biệt này, họ tiếp tục sử dụng phân tích trình tự toàn bộ bộ gene để tìm nguyên nhân khiến nó giữ được hương vị trái cây, ngay cả dưới áp suất của các thùng lên men hiện đại.
Trước sự bất ngờ của những người tham gia, họ đã xác định được một đột biến duy nhất trong gene MDS3, mã hóa cho một bộ điều chỉnh dường như liên quan đến việc sản xuất isoamyl axetat, nguồn gốc của hương vị giống chuối.
Với phát hiện này, các nhà nghiên cứu sau đó có thể áp dụng kỹ thuật chỉnh sửa gene CRISPR/Cas9 để tạo ra đột biến tương tự ở các chủng nấm men khác. Sau khi được sửa đổi, các chủng này có thể chịu áp suất CO2 tốt hơn, giữ được hương vị bia tốt hơn.
Sau khi được sửa đổi, các chủng này có thể chịu áp suất CO2 tốt hơn, giữ được hương vị bia tốt hơn.
Trong tương lai, nhiều chủng nấm men có thể được biến đổi theo cách tương tự, dẫn đến các loại bia có hương vị đầy đủ hơn khi chúng được rót. Các nhà khoa học cho rằng sự đột biến chính là cái nhìn sâu sắc đầu tiên để hiểu cơ chế mà áp suất carbon dioxide cao có thể ảnh hưởng đến quá trình sản xuất hương vị bia.
Trước đây, người ta vẫn chưa rõ chính xác áp suất CO2 cao đã tác động như thế nào đến hương vị bia ở cấp độ phân tử, để rồi cuối cùng là hương vị trái cây trong những cốc bia uống vào gần như không còn nữa.
Các nhà nghiên cứu kết luận "Công trình này cho thấy tiềm năng mạnh mẽ của việc phân tích đa gene và chỉnh sửa gene nhằm mục đích tạo ra các chủng nấm men nấu bia công nghiệp."