Khởi động dự án xây thang máy lên mặt trăng

  •   3,52
  • 2.432

Loại thang máy có thể đưa robot hay con người lên vũ trụ vẫn còn là kế hoạch trong tương lai xa. Nhưng một công ty do một nhà nghiên cứu của NASA nói rằng họ có thể xây dựng thang máy lên mặt trăng trong 8 năm tới bằng công nghệ hiện nay.

>>> Du khách vào vũ trụ bằng thang máy 200km/h

Công ty LiftPort Group đang muốn kêu gọi khoản đóng góp 8.000 USD trên trang web khởi nghiệp Kickstarter để thực hiện bước đầu tiên - tạo ra bục nổi nối với mặt đất để một robot có thể trèo lên bầu trời. Những người gây quỹ cũng khẳng định LiftPort Group vừa hoạt động trở lại sau khi tạm dừng vì khủng hoảng kinh tế 2007-2012.

“Cách đây 6 tháng chúng tôi đạt được bước đột phá cơ bản - bước đột phá mà chúng tôi nghĩ sẽ làm thay đổi nền văn minh của con người - và chúng tôi muốn các bạn tham gia vào dự án đó", Michael Laine, chủ tịch của LiftPort Group, nói.

Bước đột phá đó sẽ cho phép LiftPort xây dựng thang máy lên mặt trăng sử dụng các công nghệ hiện nay và giải pháp phóng tên lửa đơn “kiểu như Sputnik” Laine nói, và khẳng định ý tưởng này sẽ trở thành hiện thực trong vòng 8 năm tới.

Bục nổi làm bệ cho thang máy lên mặt trăng đang được công ty LiftPort thực hiện.
Bục nổi làm bệ cho thang máy lên mặt trăng đang
được công ty LiftPort thực hiện. (Nguồn:
Space)

Thang máy lên mặt trăng sẽ ít phức tạp hơn thang máy lên vũ trụ vì mặt trăng có ít trọng lực hơn và không có bầu khí quyển. Trọng lực và bầu khí quyển gây ra áp lực lớn đối với bất kỳ loại vật liệu nào để làm thang máy vũ trụ.

Laine xây dựng ý tưởng thang máy vũ trụ với Viện các ý tưởng tiên tiến của NASA trong giai đoạn 2001-2003. Sau đó, ông rời NASA và lập ra công ty LiftPrort Group năm 2003 và đã thử nghiệm các robot có khả năng trèo 1,6km từ bục nổi nối với mặt đất, trước khi công ty phải đóng cửa.

Những bục nổi như thế không chỉ giúp ích cho mục tiêu lên mặt trăng. Chúng có thể hoạt trở thành những “cột” liên lạc chi phi thấp để cung cấp dịch vụ internet không dây, giám sát mùa màng, cháy rừng, thậm chí lắp đặt camera để quan sát bầu trời và khung cảnh sau thảm hoạ.

Công ty LiftPort đặt ra mục tiêu gây quỹ khá khiêm tốn vì họ vẫn đang đào tạo một nhóm tình nguyện viên mới. Một số thành viên cũ của công ty đã chuyển sang các dự án khác.

Laine nhấn mạnh ông gây quỹ trên Kickstarter không phải chỉ để thu hút đầu tư, mà còn để mọi người cùng tham gia và quan tâm tới dự án.

Mục tiêu tham vọng hơn của LiftPort là huy động 3 triệu USD - mục tiêu mà Laine không hy vọng có thể thực hiện trong vòng đầu trên Kickstarter - sẽ cho phép LiftPort Group thực hiện nghiên cứu khả thi cho dự án thang máy lên mặt trăng.

LiftPort Group không phải công ty duy nhất hướng tới mục tiêu xây dựng thang máy vũ trụ. Công ty LaserMotive có trụ sở ở Seattle trước đó đã chiến thắng cuộc thi Thang máy vũ trụ do NASA tổ chức. Ngoài ra, Công ty Obayashi của Nhật Bản cũng đặt mục tiêu hoàn thành xây dựng thang máy lên không gian vào năm 2050.

Theo Đất Việt, Space
  • 3,52
  • 2.432