Không phải chỉ sử dụng có 10% bộ não, con người đang sử dụng bộ phận này với bao nhiêu công suất?

  •  
  • 1.796

Nhiều người tin vào quan điểm cho rằng con người chỉ sử dụng 10% bộ não, nhưng thực tế cả khi nghỉ ngơi hoặc ngủ, phần lớn bộ não vẫn hoạt động.

Khoa học kỹ thuật của thế giới đang ngày càng phát triển rất nhanh. Loài người đã bắt đầu khai phá tới lõi của Trái đất, hay đi tới Nam Cực và Bắc Cực, thậm chí là đặt chân lên các hành tinh khác trong vũ trụ. Thế nhưng, sự hiểu biết của con người về cơ thể mình vẫn chưa thực sự đủ sâu. Theo nhận định của các nhà khoa học, bộ não chính là bộ phận bí ẩn nhất của cơ thể con người cần được khai phá. Vì sao họ khẳng định như vậy?

 Theo các nhà khoa học, não là bộ phận bí ẩn nhất trong cơ thể con người.
Theo các nhà khoa học, não là bộ phận bí ẩn nhất trong cơ thể con người. (Ảnh: Baidu)

Con người có thể sử dụng hơn 10% bộ não không?

Bộ não là một trong những cơ quan phức tạp nhất và có nhiều tiềm năng phát triển nhất trong cơ thể con người. Theo nghiên cứu của Jean Pierre Flourens, nhà khoa học đã phát minh ra thuốc gây mê và cũng là người chứng minh não bộ vẫn có ý thức trong thời gian ngắn khi tim ngừng đập thì con người mới chỉ sử dụng 10% công suất của bộ não.

Thế nhưng, vẫn có nhiều người cho rằng quan niệm của Jean Pierre Flourens là sai lầm. Nếu như con người chỉ sử dụng 10% bộ não thì chúng ta sẽ cũng chỉ như các loài động vật. Và thậm chí, nếu con người sử dụng nhiều hơn công suất của não bộ thì sẽ có nhiều khả năng siêu nhiên. Vậy những người được các chuyên gia công nhận là có bộ não "mạnh" nhất thế giới có phải là người đã sử dụng tới 90% còn lại của bộ não không?

Có nhiều ý kiến cho rằng nếu con người dùng hết 100% não bộ thì họ sẽ trở thành siêu nhân.
Có nhiều ý kiến cho rằng nếu con người dùng hết 100% não bộ thì họ sẽ trở thành siêu nhân. (Ảnh: Baidu)

Ở Trung Quốc từng tổ chức một chương trình truyền hình có tên là "Siêu trí tuệ" (tên tiếng Anh: Super Brain) là nơi quy tụ những người chơi có trí tuệ đỉnh cao cùng những màn đối đầu nghẹt thở. Trong số những người tham gia, Trịnh Thiên Tài là một nhân vật đã khiến mọi người bất ngờ vì khả năng phi thường của mình.

Chỉ trong 2 giờ đồng hồ, Trịnh Thiên Tài có thể ghi nhớ nội dung của một cuốn sách hàng nghìn ký tự. Khả năng ghi nhớ của Trịnh Thiên Tài tốt tới mức, anh ta đã bị các sòng bạc đưa vào danh sách đen. Có tin đồn rằng, Trịnh Thiên Tài đã thử tận dụng trí nhớ siêu phàm của mình để thắng hàng trăm triệu chỉ trong 10 phút.

Hay như Dominic O’Brien, chuyên gia trí nhớ người Anh, người được mệnh danh là có trí nhớ tốt nhất thế giới. Ông đã liên tiếp giành chiến thắng 8 lần trong cuộc thi vô địch thế giới về trí nhớ trong 10 năm. Dominic O’Brien đã phá bỏ giới hạn nhớ được thứ tự của 6 bộ bài. Năm 2002, ông đã tiếp tục ghi danh vào sách kỷ lục Guinness thế giới khi nhớ được thứ tự ngẫu nhiên của 52 bộ bài (tương đương 2808 lá bài) sau khi nhìn vào thứ tự của chúng chỉ 1 lần. Sau đó, ông đã viết sách hướng dẫn những kỹ năng để tăng khả năng ghi nhớ và là một diễn giả về lợi ích của việc tăng trí nhớ với đời sống và phát triển trí não của con người.

 Nhiều thiên tài có trí nhớ siêu phàm là bởi họ luyện tập trong nhiều năm
Nhiều thiên tài có trí nhớ siêu phàm là bởi họ luyện tập trong nhiều năm chứ không phải do sử dụng hơn 10% công suất của não bộ. (Ảnh: Baidu)

Tuy nhiên, không giống như những gì chúng ta vẫn lầm tưởng, những thiên tài kể trên không hoàn toàn sử dụng nhiều hơn 10% công suất của não bộ. Trên thực tế, khả năng ghi nhớ khác thường của họ có được là nhờ vào sự tập luyện. Dominic O’Brien cho biết, hồi nhỏ ông gặp các vấn đề nghiêm trọng về khả năng chú ý và thường khó lắng nghe những gì người khác nói. Tình cờ, vào năm 1987, O’Brien xem một chương trình truyền hình về một người đàn ông thể hiện khả năng ghi nhớ. Kể từ đó, ông bắt đầu tập luyện theo cách riêng của mình và phát triển khả năng ghi nhớ theo năm tháng và giành được thành công.

Như vậy, có thể thấy, những người dù có bộ não mạnh nhất thế giới cũng không phải là do sử dụng hết 90% công suất não. Vậy chúng ta đang sử dụng bao nhiêu % bộ não của mình?

Huyền thoại 10% bộ não bị "lật đổ"

Sự thực là quan niệm huyền thoại 10% não bộ đã bị "lật đổ" trong một nghiên cứu đã được công bố trên tạp chí Frontiers in Human Neuroscience. Các chuyên gia đã sử dụng kỹ thuật chụp cộng hưởng từ chức năng (fMRI) để đo hoạt động trong não của một người khi đang thực hiện các nhiệm vụ khác nhau. Theo kết quả thu được, các nhà nghiên cứu thấy rằng phần lớn bộ não của chúng ta đang sử dụng hầu hết công suất, ngay cả khi thực hiện một hoạt động đơn giản. Ta cũng có thể hiểu là mọi vùng của não bộ đều đảm nhận một chức năng nhất định.

 Các chuyên gia đã chụp cộng hưởng từ chức năng để đo hoạt động trong não người
Các chuyên gia đã chụp cộng hưởng từ chức năng để đo hoạt động trong não 1 người khi đang thực hiện nhiều hành động khác nhau. (Ảnh: Baidu)

Tỷ lệ sử dụng não bộ của mỗi người cũng khác nhau. Tỷ lệ này còn phụ thuộc vào việc người đó đang làm gì. Nhiều bộ não vẫn hoạt động dù là người đó đang nghỉ ngơi hoặc ngủ.

Hơn nữa, bộ não của con người chiếm 1/40 khối lượng của cả cơ thể nhưng tiêu thụ 1/5 lượng calo cần thiết để nuôi cơ thể. Do đó, một bộ não sử dụng tới 20% năng lượng của cơ thể mà chỉ hoạt động hết 10% hiệu suất thì quả thực không hợp lý.

Vậy 10% có phải dùng để chỉ số lượng tế bào não hay không? Điều này cũng không chính xác, theo BBC. Khi bất kỳ tế bào thần kinh nào sắp trở nên thừa thãi, chúng sẽ thoái hóa và chết đi hoặc bị các khu vực khác gần đó xâm chiếm. Cơ thể người sẽ không để cho các tế bào não lang thang vô dụng.

Như vậy, có thể nói con số 10% là vô nghĩa, theo nhà thần kinh học Amy Reichelt. Não chỉ chiếm 2% khối lượng cơ thể nhưng lại sử dụng tới 20% năng lượng. Vì vậy, không có lý do gì để lãng phí một lượng lớn tài nguyên cơ thể và cung cấp năng lượng cho chỉ 10% bộ não.

Theo một nghiên cứu của đại học Washington thì nếu như con người bỏ đi 90% bộ não thì kích thước còn lại chỉ tương đương với 1 bộ não cừu. Và hiển nhiên, não cừu không lớn nhưng nó có đầy đủ chức năng để nó tồn tại.


Nếu như não bộ 1 người xuất hiện 1 thương tổn nhỏ thì đều có thể khiến chức năng của người đó bị ảnh hưởng. (Ảnh: Baidu)

Bên cạnh đó, chúng ta đều biết chỉ một thương tổn nhỏ trên não bộ đều có thể khiến các chức năng của con người bị ảnh hưởng. Tổn thương có thể khiến con người bị suy giảm thần kinh, bại liệt hay đột quỵ.

Nếu như bộ não mất đi 90% cũng có nghĩa là con người mất đi khả năng suy nghĩ, ghi nhớ, học tập hay giao tiếp. Không những thế, chúng ta sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc cử động, di chuyển. Thậm chí, với những người không thể thích ứng được với cách sống của cừu còn có thể gặp nguy hiểm tới tính mạng.

Cập nhật: 26/09/2024 Tổ Quốc/VNE
  • 1.796