Không phải Megalodon, đây mới là kẻ đầu tiên "thống trị" đại dương

  •   3,410
  • 13.399

Trước khi Megalodon "làm mưa, làm gió" trên đại dương, thì cá mập Cladoselache mới là kẻ đầu tiên xuất hiện trên Trái Đất.

Dài kỷ lục hơn 30 mét, nặng hơn 100 tấn và có lực cắn có thể khiến một chiếc xe hơi nát bét: Là những đặc điểm khủng khiếp của Megalodon, siêu cá mập được giới khoa học ghi nhận là "sát thủ hung tợn nhất trong lịch sử Trái Đất".

Tuy nhiên, trước khi siêu cá mập Megalodon "làm mưa, làm gió" trên đại dương cách đây 25 triệu năm trước, thì cách đó hơn 300 triệu năm, ở kỷ Devon muộn, cá mập Cladoselache mới là "hung thần biển cả" xuất hiện đầu tiên của Trái Đất.

Siêu cá mập Megalodon.
Siêu cá mập Megalodon.

Cladoselache: Tổ tiên của loài cá mập trên thế giới

Theo tài liệu khảo cổ của các nhà khoa học sau khi phát hiện hóa thạch của chúng ở vùng trung tây nước Mỹ, Cladoselache chính là tổ tiên của loài cá mập.

Tuy nhiên, không to lớn, thậm chí không hung tợn như Megalodon hay cá mập trắng ngày nay, Cladoselache lại nhỏ bé và có phần... hiền lành. Với cơ thể thon dài, khoảng 1,8 mét, nặng từ 9 đến 23kg, Cladoselache "khiêm tốn" chỉ ăn những loài cá nhỏ hoặc nhuyễn thể ở đại dương.

Cơ thể nhỏ, hàm răng không sắc nhọn và tua tủa như chúng ta vốn nghĩ về loài cá mập, thậm chí, răng của chúng còn cùn và nhỏ, biến chúng trở thành loài cá mập được xem là hiền lành nhất trong họ hàng của chúng về sau.

Mặc dù là loài hiền lành nhất trong họ cá mập, nhưng Cladoselache sống ở thời đó lại là kẻ đứng đầu chuỗi thức ăn của thế giới đại dương.

Hình ảnh phục dựng của cá mập Cladoselache.
Hình ảnh phục dựng của cá mập Cladoselache. (Ảnh: Autodo).

Với những hóa thạch tìm thấy trong dạ dày của cá mập Cladoselache, các nhà khoa học xác định, Cladoselache đã nuốt chửng thức ăn nhỏ, thay vì dùng bộ hàm cắn xé con mồi như các loài cá mập về sau.

Khoảng 200 triệu năm sau, thế hệ cá mập thứ hai xuất hiện: Loài Cretoxyrhina. Nổi tiếng với bộ hàm sắc nhọn và răng tua tủa, cá mập Cretoxyrhina chính xác là "hiện thân" của loài cá mập hiện đại ngày nay.

Vì môi trường cạnh tranh con mồi khốc liệt, nên buộc loài cá mập phải tiến hóa. Nếu như vây lưng của cá mập tổ tiên Cladoselache ngắn thì vây lưng của các loài sau dài hơn - Giống như một dạng cảnh báo "tử thần" đang đến.

Sau đó, trải qua "6 đời" cá mập tiếp theo, "quái vật đại dương" Megalodon mới xuất hiện. Với lực cắn mạnh khủng khiếp từ 10 đến 18,2 tấn, Megalodon có thể kết liễu con mồi khoảnh khắc cực ngắn sau khi chúng gập bộ hàm lại.

Cá mập trắng: "Hậu duệ xuất sắc" của Megalodon

Cá mập trắng là "hậu duệ xuất sắc" của Megalodon.
Cá mập trắng là "hậu duệ xuất sắc" của Megalodon. (Nguồn: Time Magazine).

Các nhà khoa học nhận định, loài cá mập trắng là "hậu duệ xuất sắc" nhất của Megalodon, ở các phương diện: Hung tợn, bộ hàm cắn xé con mồi khủng khiếp cùng khứu giác vô địch.

Rất may cho chúng ta, kích thước của loài cá mập trắng đã "tiến hóa nhỏ" đi rất nhiều so với "cỗ máy giết người" Megalodon, với các chỉ số cơ thể: Dài 6 đến 8m, nặng hơn 3.000kg.

So với tổ tiên Cladoselache, "hậu duệ" Megalodon quả thực là kẻ săn mồi ăn thịt đỉnh cao của đại dương trong suốt chiều dài lịch sử của Trái Đất: Chúng là những kẻ tàn sát tham lam, hoàn toàn "nẫng tay trên" các nguồn thức ăn của cá voi, cá heo và mực khổng lồ trong hàng triệu năm!

Cập nhật: 01/09/2017 Theo Soha
  • 3,410
  • 13.399