Khủng long “bạo chúa” săn mồi “nhỏ”

  •  
  • 3.472

Cuộc chiến đẫm máu giữa hai con vật khổng lồ thường với kết cục là những vết thương chí mạng cho cả hai. Đây là hình ảnh mà những con khủng long ăn thịt thường được mô tả khi săn lùng con mồi của chúng, loài khủng long ăn thực vật với kích thước còn lớn hơn. Những hóa thạch, mặt khác, không cho thấy tập tính săn mồi như vậy mà chỉ răng theropods, loài khủng long ăn thịt lớn, thường săn tìm những con mồi nhỏ hơn nhiều.

Tiến sĩ Oliver Rauhut, nhà cổ sinh vật học tại Ludwig-Maximilians-Universität (LMU)m Munich, và đồng nghiệp, tiến sĩ David Hone, cho rằng những con khủng long ăn thịt như Tyrannosaurus thường săn những con khủng long nhỏ. Rauhut cho biết: “Không giống như những họ hàng trưởng thành của mình, những con khủng long trẻ này thường không đem lại nguy cơ nào cho những kẻ săn mồi. Và xương mềm hơn của chúng có thể bổ sung những khoáng chất quan trọng vào bữa ăn của theropods. Chúng tôi hy vọng sẽ tìm được thêm các bằng chứng hóa thạch để củng cố giả thuyết này”.

Vua của khủng long bạo chúa, Tyrannosaurus rex là loài khủng long nổi tiếng nhất. Kể cả những phát hiện gần đây về những loài khủng long lớn hơn – và có thể đáng sợ hơn – như Giganotosaurus cũng không thể làm sứt mẻ “uy thế” của “T-rex”. Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu “vua” của các loài khủng long chỉ là một kẻ săn những khung long con, thay vì một kẻ săn mồi không hề biết sợ hãi trước những con mồi lớn hơn bản thân? Rauhut thuộc Bayerische Staatssammlung für Paläontologie und Geologie và LMU Munich cho biết: “Những con vật như Tyrannosaurus thường được xem là một “cỗ máy săn mồi” hoàn hảo với những nhát cắn cực kỳ hung bạo có thể đánh gục con mồi to lớn nhất. Nhưng các hóa thạch cho thấy sự thất bại trong những lần săn khủng long ăn cỏ khổng lồ của các loài khủng long săn mồi – con mồi hoặc chạy mất, hoặc cả con mồi và kẻ săn mồi đều chết”.

Bằng chứng hóa thạch cho thấy những con khủng long ăn thịt khổng lồ thường săn những con khủng long ăn cỏ vị thành niên chứ không phải những con trưởng thành. (Ảnh: iStockphoto/David Coder)

Ngược lại, bằng chứng trực tiếp về khẩu phần ăn của khủng long ăn thịt – thành phần dạ dày và phân hóa thạch – cho thấy những con mồi nhỏ hơn hoặc còn trẻ đã bị tiêu hóa. Rauhut và Hone, hiện đang có mặt tại Học viện cổ sinh vật học có xương sống và cổ nhân loại học tại Bắc Kinh, Trung Quốc, đưa ra giả thuyết rằng những khủng long ăn thịt lớn chủ yếu ăn những con mồi nhỏ, và chỉ một số trường hợp ngoại lệ tấn công những con khủng long lớn khác. Hone cho biết: “Kể cả những động vật săn mồi hiện đại cũng thường chọn những con vật già và ốm yếu, hoặc những con còn nhỏ. Đó là những con mồi dễ dàng hạ gục và nguy cơ bị thương đối với động vật ăn thịt cũng thấp hơn nhiều. Chiến lược này cũng có thể đã được khủng long áp dụng”.

Tìm hiểu kỹ hơn về những loài săn mồi gần đây cho thấy một lợi ích nữa của việc lựa chọn những con mồi còn trẻ: Cá sấu, họ hàng gần nhất hiện nay của khủng long, có axit rất mạnh trong dạ dày. Chúng có thể hoàn toàn phân hủy bộ xương chưa cứng cáp của những con mồi còn nhỏ, và thêm vào những chất dinh dưỡng quan trọng trong khẩu phần ăn cùa mình. Hóa thạch của những con khủng long vị thành niên bị nuốt chửng bởi khung rlong theropods củng cố cho ý tưởng này.

Sự thiếu hụt hóa thạch cũng thêm vào tính hợp lý của giả thuyết. Rauhut cho biết: “Những vị trí đẻ trứng của khủng long cho thấy một lượng trứng lớn và do đó số lượng con con cũng nhiều. Nhưng thực tế này không được phản ánh trong ghi chép hóa thạch. Những con khủng long vị thành niên rất hiếm – có thể đa số đã bị ăn bởi loài săn mồi. Hy vọng sẽ sớm có thểm bằng chứng giúp chúng tôi thực sự hiểu rõ về tập tính săn mồi của theropods”.

Tham khảo:
1. David W. E. Hone and Oliver W. M. Rauhut. Feeding behaviour and bone utilization by theropod dinosaurs. Lethaia, 2009; DOI: 10.1111/j.1502-3931.2009.00187.x

G2V Star (Theo ScienceDaily)
  • 3.472