Kinh thành và lăng mộ Cao Cú Ly - Di sản văn hóa của Trung Quốc

  •  
  • 1.900

Tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hóa của Liên hiệp Quốc Unesco đã công nhận Kinh thành và lăng mộ Cao Cú Ly là Di sản văn hóa thế giới năm 2004.

Cao Cú Ly - Di sản văn hóa của Trung Quốc

Kinh thành và lăng mộ Cao Cú Ly gồm hai phần, phần tàn tích thành quách cổ, và một quần thể các ngôi mộ cổ được xây từ thế kỷ 1, thế kỷ 2 trước Công Nguyên thuộc kinh đô của vương quốc Koguryo - một vương quốc cổ hùng mạnh ở Đông Bắc Trung Quốc và bán đảo Triều Tiên.

Mặc dù đây là các di tích của người Triều Tiên song lại là một di sản tại Trung Quốc vì vùng đất kinh thành Cao Cú Ly xưa đã bị Trung Quốc chiếm. Hàn Quốc và Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên đã có nhiều cố gắng làm cho thế giới hiểu đó là di tích về lịch sử, văn hóa và nhân chủng học liên quan đến Triều Tiên.

Cả quần thể Kinh thành và lăng mộ Cao Cú Ly là một tổng thể kiến trúc hoành tráng trong đó có 40 ngôi mộ, 14 ngôi thờ các vị vua chúa, 26 ngôi còn lại là của quan lại quý tộc.

Kinh thành và lăng mộ Cao Cú Ly - Di sản văn hóa của Trung Quốc

Tên Cao Cú Ly còn được gọi là: Cao Cầu Ly, Cao Câu Ly, Cổ Cao Ly hay Koguryeo đều đúng. Đây vốn là một vương triều ở phia bắc bán đảo Triều Tiên và Mãn Châu.

Theo ghi chép của thời đại Cap Ly thì Goguryeo được thành lập năm 37 trước Công nguyên bởi Jumong. Tuy nhiên cũng có ý kiến cho rằng vương triều này được thành lập vào thế kỷ thứ 2 trước công nguyên. Các tiểu vương quốc khác trong lãnh thổ của Cao Cấu Ly bao gồm Phù Dư, Ốc Trở và Đông Uế, tất cả sau đó đều bị Cao Cấu Ly thôn tính.

Cao Cấu Ly đã nhiều lần chống lại quân xâm lược từ Trung Quốc. Năm 589, Tùy Văn Đế của nhà Tuỳ đem 30 vạn quân xâm lược Cao Cấu Ly nhưng bị đánh bại, phải rút về Trung Quốc. Tiếp đó, trong các năm 612, 613, 614, nhà Tùy tiếp tục đem quân xâm lược Cao Cấu Ly nhưng không thành. Khi nhà Đường thay thế nhà Tuỳ, lợi dụng lúc tình hình Trung Quốc còn đang bất ổn, Cao Cấu Ly cho đắp trường thành từ đông bắc Phù Dư đến Bột Hải chống quân xâm lược nhà Đường. Sau đó, Cao Cấu Ly liên minh với Bách Tế tấn công Tân La, nước này đã xin nhà Đường cứu viện.

Quân nhà Đường đã từng bước phối hợp với Tân La để tiêu diệt Bách Tế, cô lập Cao Cấu Ly. Đến năm 666, nội bộ Cao Cấu Ly xung đột, thế nước ngày càng yếu, bị Đường và Tân La tiêu diệt năm 668.

Kinh thành và lăng mộ Cao Cú Ly - Di sản văn hóa của Trung Quốc

Cao Chu Mông Ko Jumong là vị vua đầu tiên của triều đại Cao Cấu Ly và là vị anh hùng khai quốc của đất nước Triều Tiên xưa. Ông lên ngôi vào khoảng giữa thế kỷ thứ 3 với niên hiệu là Đỗng Minh Thành. Ông còn được gọi là Chu Mo Vương (Vua Chu Mo). Trong Tam quốc sử ký (Samguk Sagi) và Tam quốc di sự (Samguk Yusa), ông được gọi là Chu Mông, với họ là Cao (Go).

Ngay từ khi mới thành lập, hoàng đế đã cho xây dựng kinh thành đầu tiên của vương quốc tại Guonei. 30 năm sau đó, kinh thành chính của vương quốc được chuyền đến Wandu Mountain. Đên năm 427 một lần nữa chuyển đến Pyonyan, nay là thủ đô của nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Triều Tiên.

Guonei và Wandu Mountain đã từng là trung tâm kinh tế, chính trị và văn hóa của Cao Cấu Ly trong suốt hàng trăm năm. Cho đến khi Guonei bị phá hủy vào năm 197. Năm 209, kinh thành Wandu Mountain được hoàn thành việc xây dựng. Cả hai kinh thành xưa này đã bị hư hại nhiều qua các cuộc chiến tranh.

Sau khi chuyển tới Bình Nhưỡng, hai thành phố này gần như bị bỏ hoang trong một thời gian dài. Cho đến những năm 1902 mới bắt đầu nhận được sự quan tâm và trùng tu. Tuy nhiên phải đến năm 1999-2002, việc trùng tu mơi hoàn thành. Kinh thành và lăng mộ Cao Cú Ly được Unesco công nhận theo các tiêu chí (i), (ii), (iii), (iv), (v).

Kinh thành và lăng mộ Cao Cú Ly - Di sản văn hóa của Trung Quốc

Tiêu chí (i): Những ngôi mộ với kiến trúc đẹp là minh chứng cho óc sáng tạo của con người thời đại xưa.

Tiêu chí (ii): Kinh thành và lăng mộ Cao Cú Ly là ví dụ về thành phố núi đầu tiên của Trung Quốc, nơi tập hợp nhiều nền văn hóa các khu vực lân cận. Bên cạnh đó những bức tranh còn lại trên các mảng tường hoặc khắc trong ngôi mộ thể hiện khả năng khéo léo của các thợ thủ công xưa.

Tiêu chí (iii): Kinh thành và lăng mộ Cao Cú Ly là minh chứng còn lại của một nền văn minh đã biến mất.

Tiêu chí (iv): Các kinh thành cổ xưa Guonei và Wandu Mountain ảnh hưởng khá nhiều đến việc xây dựng thủ đô sau này trong triều đại Cao Cú Ly.

Tiêu chí (v): Kinh thành và lăng mộ Cao Cú Ly là sự kết hợp hoàn hảo giữa sức sáng tạo của con người với thiên nhiên.

Kinh thành và lăng mộ Cao Cú Ly - Di sản văn hóa của Trung Quốc

Kinh thành và lăng mộ Cao Cú Ly - Di sản văn hóa của Trung Quốc

Theo disanthegioi
  • 1.900