Di chỉ “Người vượn Bắc Kinh” tại Chu Khẩu Điếm - Trung Quốc

  •  
  • 2.072

Tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hóa của Liên hiệp quốc Unesco đã công nhận Di chỉ “Người vượn Bắc Kinh” tại Chu Khẩu Điếm của Trung Quốc là Di sản Văn hóa thế giới năm 1987.

Di chỉ “Người vượn Bắc Kinh” tại Chu Khẩu Điếm - Di sản văn hóa thế giới tại Trung Quốc 

Di chỉ “Người Vượn Bắc Kinh” nằm trên núi Long Cốt thôn Chu Khẩu Điếm khu Phòng Sơn cách thành phố Bắc Kinh 48 Km về phía Tây Nam. Nơi đây thuộc khu vực giao nhau giữa vùng núi và đồng bằng, phía đông nam là đồng bằng lớn Hoa Bắc, phía tây bắc là vùng núi. Phần lớn các núi gần Chu Khẩu Điếm là núi đá vôi, dưới tác dụng của thủy lực, hình thành nhiều hang động thiên nhiên to nhỏ khác nhau. Trên núi có một hang thiên nhiên dài khoảng 140 mét, thường gọi là “hang người Vượn”. Năm 1929, lần đầu tiên phát hiện trong hang này có di tích của loài người thời cổ, về sau hang này được gọi là “địa điểm số một Chu Khẩu Điếm”.

Di chỉ “Người vượn Bắc Kinh” tại Chu Khẩu Điếm - Trung Quốc

Di chỉ Chu Khẩu Điếm là di chỉ thời kỳ đồ đá cũ quan trọng ở vùng Hoa bắc Trung Quốc, trong đó nổi tiếng nhất là di chỉ người vượn Bắc Kinh. Di chỉ này được các nhà khoa học Thụy Điển phát hiện năm 1921, sau đó có nhiều nhà khoa học nổi tiếng tới đây khai quật. Năm 1927 nhà khoa học người Canada đã tiến hành cuộc khai quật chính thức tại di chỉ Chu Khẩu Điếm, và trong lần khai quật này đã phát hiện 3 chiếc răng người và chính xác là của người vượn cổ. Năm 1929 nhà khảo cổ Trung Quốc Bùi Văn Trung đã khai quật được “chiếc xương sọ người đầu tiên” của “Người vượn Bắc Kinh”, gây chấn động thế giới.

Di chỉ “Người vượn Bắc Kinh” tại Chu Khẩu Điếm - Trung Quốc

Di chỉ “Người vượn Bắc Kinh” tại Chu Khẩu Điếm - Trung Quốc

Di chỉ “Người vượn Bắc Kinh” tại Chu Khẩu Điếm - Trung Quốc
Khu vực di chỉ Chu Khâu Điểm trên núi Long Cốt

Di chỉ Chu Khẩu Điếm trải qua nhiều cuộc khảo sát và khai quật trong suốt 80 năm, cho đến hôm nay, công tác khảo sát khoa học vẫn đang tiến hành. Địa điểm số một đã khai quật hơn 40 mét, song vẫn chưa khai quật đến một nửa phần chất đống trong hang. Người vượn hóa thạch, các đồ dùng bằng đá, chủng loại những hóa thạch động vật có vú có số lượng nhiều và vết tích sử dụng lửa phong phú, không có di chỉ nào cùng thời kỳ có thể sánh được.

Di chỉ “Người vượn Bắc Kinh” tại Chu Khẩu Điếm - Trung Quốc

Di chỉ “Người vượn Bắc Kinh” tại Chu Khẩu Điếm - Trung Quốc
Những hiện vật và tượng sáp trưng bày trong bảo tàng tại Di chủ Chu Khẩu Điếm

Việc phát hiện di tích sử dụng lửa tại địa điểm khai quật số một của Chu Khẩu Điếm, đã chứng minh loài người đã biết sử dụng lửa sớm hơn mấy trăm nghìn năm so với phát hiện trước đó. Trong di chỉ, phát hiện năm tầng tro lửa, ba nơi còn có đống tro tàn và nhiều xương cốt bị đốt cháy, tầng tro tàn dày những sáu mét. Những di tích này đã minh chứng rằng, người Vượn Bắc Kinh không những biết sử dụng lửa mà còn biết cất giữ mồi lửa.

Trong di chỉ còn khai quật được mấy chục nghìn đồ dùng bằng đá, vật liệu để làm ra chúng đều lấy từ xung quanh di chỉ, kích thước của phần lớn các đồ dùng bằng đá ở đây nhỏ, hình dáng và chủng loại của chúng rất nhiều, những đồ dùng bằng đá thời kỳ đầu đều thô sơ, những thứ dùng để chặt để giã thường được đặt ở vị trí quan trọng. Đến thời kỳ giữa, những đồ đá trở nên nhỏ hơn, những đồ đá dùng để làm dao, làm gươm phát triển rất nhanh. Đến thời kỳ cuối, đồ đá trở nên càng nhỏ gọn hơn, dùi đá là thứ đồ đá đặc biệt của thời kỳ đó.

Di chỉ “Người vượn Bắc Kinh” tại Chu Khẩu Điếm - Trung Quốc

Di chỉ “Người vượn Bắc Kinh” tại Chu Khẩu Điếm - Trung Quốc

Di chỉ “Người vượn Bắc Kinh” tại Chu Khẩu Điếm - Trung Quốc
Hình ảnh và tượng người vượn Bắc Kinh được trưng bày tại Bảo tàng

Những đồ vật bằng đá đã khai quật được tại di chỉ cho thấy rằng, trong thời kỳ cách đây khoảng bảy trăm nghìn đến hai trăm nghìn năm, người Vượn Bắc Kinh đã sinh sống tại khu vực Chu Khẩu Điếm, họ chủ yếu sống bằng việc hái quả, có việc săn bắn nhưng chỉ là phụ. Thời kỳ đầu cách đây khoảng 700 đến 400 nghìn năm, thời kỳ giữa cách đây 400 đến 300 nghìn năm, thời kỳ cuối cách đây 300 đến 200 nghìn năm. Người Vượn Bắc Kinh là loài người nguyên thủy trung gian từ người Vượn cổ cho đến người có trí khôn, sự phát hiện này đã đóng vai trò hết sức quan trọng đối với sinh vật học, lịch sử học và việc nghiên cứu lịch sử phát triển của loài người.

Việc phát hiện người Vượn Bắc Kinh và văn hóa của khu vực này đã giải quyết cuộc tranh luận của giới khoa về việc “người đứng thẳng ” là người hay là vượn trong suốt ngót nửa thế kỷ kể từ thế kỷ thứ 19 khi người Zhao Qua được phát hiện. Sự thật đã chứng minh, trong thời kỳ bình minh của lịch sử loài người, các mặt từ hình thái thể chất, tính chất văn hóa cho đến tổ chức xã hội v,v... đúng là đã từng có giai đoạn “người đứng thẳng”, họ là thế hệ sau của “Nam Vượn”, và cũng là tổ tiên của của loài người có trí khôn sau này. “Người đứng thẳng” nằm ở khâu trung gian quan trọng trong trình tự tiến hóa từ vượn đến con người. Cho đến nay, thể thái điển hình của “người đứng thẳng” vẫn là lấy người vượn Bắc Kinh Chu Khẩu Điếm làm tiêu chuẩn, di chỉ Chu Khẩu Điếm vẫn là một di chỉ của loài người có tài liệu phong phú nhất, hệ thống nhất và có giá trị nhất so với các di chỉ khác trên thế giới.

Di chỉ “Người vượn Bắc Kinh” tại Chu Khẩu Điếm - Trung Quốc

 

Di chỉ người Bắc Kinh Chu Khẩu Điếm được đưa vào “Danh sách di sản thế giới” vào tháng 12 năm 1987. Ủy ban di sản thế giới đánh giá về tầm quan trọng của Di chỉ này:” Công tác khảo sát khoa học di chỉ “Người Bắc Kinh” Chu Khẩu Điếm vẫn đang trong quá trình tiến hành. Cho đến nay, các nhà khoa học đã phát hiện di tích Người Bắc Kinh thuộc người Vượn Trung Quốc, họ sinh sống vào thời kỳ giữa đổi mới, đồng thời còn phát hiện đủ các loại đồ dùng sinh hoạt, có cả di tích đi ngược thời gian của loài người mới trong khoảng từ 18 nghìn đến 11 nghìn năm trước công nguyên. Di chỉ Chu Khẩu Điếm không những là bằng chứng lịch sử hiếm có về xã hội loài người trên nội địa châu Á của thời viễn cổ, mà còn cho thấy tiến trình tiến hóa của loài người”.

Theo disanthegioi.info
  • 2.072