Kỳ lạ em bé được sinh ra hai lần

  •   3,52
  • 2.313

Lynlee Hope, bé gái bị khối u xương cụt ngay từ khi còn là bào thai đã phải tiến hành phẫu thuật khi còn trong bụng mẹ.

Vào ngày Margaret Boemer đi siêu âm định kỳ thời điểm mang thai 16 tuần lúc có đứa con thứ ba, cô nhanh chóng phát hiện ra rằng mọi thứ đã vượt ngoài tầm kiểm soát.

"Họ đã nhìn thấy một cái gì đó trên máy siêu âm. Các bác sĩ đã đến và nói với chúng tôi rằng có một điều gì đó nghiêm trọng đang xảy ra đối với con của chúng tôi. Họ nghĩ rằng con tôi bị mắc khối u vùng xương cụt", Boemer nói. "Và điều đó thật sự gây sốc. Chúng tôi không hề biết căn bệnh đó là gì và những hậu quả mà nó sẽ mang lại".

U xương cụt là một khối u phát triển trước khi sinh và chúng sinh trưởng ở vùng xương cụt của các bé, tức nơi tận cùng xương sống, gần hậu môn.

"Đây là khối u phổ biến nhất mà các trẻ sơ sinh thường mắc phải. Mặc dù đây là căn bệnh phổ biến nhất, tuy nhiên tỷ lệ xuất hiện của nó vẫn còn rất hiếm", theo lời tiến sĩ Darrell Cass, giám đốc Trung tâm y tế Texas cho biết.

U xương cụt thường xuất hiện ở bé gái nhiều hơn so với bé trai và xảy ra với tỷ lệ 1/35.000 ca sinh. Căn bệnh này không phải là tin xấu duy nhất đối với bà mẹ trẻ Boemer. Thật sự thì cô đã mang thai đôi. Tuy nhiên cô đã mất đi một đứa trẻ trước khi bắt đầu thai kỳ thứ hai của mình.

"Một số khối u có thể sẽ khá lành tính. Vì vậy thai nhi có thể trụ vững cho đến thời điểm sinh ra và chúng tôi có thể tiến hành phẫu thuật cắt bỏ khối u sau khi các em ra đời", Cass nói. "Tuy nhiên, nó sẽ khiến gây ra nhiều vấn đề về lưu thông máu trong cơ thể của các em".

Lynlee Hope hoàn toàn khỏe mạnh sau ca phẫu thuật lần 2.
Lynlee Hope hoàn toàn khỏe mạnh sau ca phẫu thuật lần 2. (Nguồn ảnh: CNN).

Cass giải thích rằng các khối u sẽ cố gắng để phát triển bằng cách hút máu từ cơ thể các em. Nhưng các em cũng đang trong giai đoạn phát triển. Kết quả dẫn đến cả hai trở thành đối thủ cạnh tranh của nhau. "Nếu các em không chiến thắng được sự bành trướng của khối u, các em sẽ chết", Cass nói.

Sau khi xem xét tiến trình phát tiển bệnh, các bác sĩ nhận ra rằng khối u trong cơ thể đứa con của Boemer đang ngày càng hút nhiều máu và chất dinh dưỡng hơn, khiến cho bào thai trở nên yếu dần.

Mặc dù một số bác sĩ đã khuyên Boemer nên chấm dứt thai kỳ, Cass và nhóm cộng sự đã đưa ra một đề xuất khác khá táo bạo, đó là phẫu thuật thai nhi. Đây là một phương pháp hết sức khó khăn và tỷ lệ sống sót cũng khá ảm đạm.

"Con tôi không có lựa chọn khác. Ở giai đoạn 23 tuần tuổi, khối u đã chèn tim của con bé khiến cho nó bị suy tim ngay từ khi còn trong bụng mẹ. Tôi biết rằng con mình sẽ không thể nào chờ được đến lúc sinh ra đời. Chính vì thế, phẫu thuật thai nhi là lựa chọn duy nhất vào thời điểm đó", theo lời tiến sĩ Darrell Cass, giám đốc Trung tâm y tế Texas cho biết.

Lúc phẫu thuật, Boemer đã mang thai 23 tuần 5 ngày. Đến thời điểm này, khối u thậm chí còn có kích thước lớn hơn cả thai nhi.

Cass và Tiến sĩ Oluyinka Olutoye, cộng sự của mình đã cùng nhau tiến hành ca phẫu thuật trong suốt 5 tiếng đồng hồ liên tục. "Chúng tôi phải mất khá lâu để mở tử cung. Vì tôi và cộng sự của mình mong muốn giữ sức khỏe của bà mẹ lên hàng đầu", Cass nói.

Sau khi tử cung bị rạch ra, toàn bộ nước ối được lấy ra ngoài. Thai nhi lúc đó như đang treo lơ lửng giữa không khí. Các bác sĩ sẽ phẫu thuật cắt bỏ phần lớn khối u và sau đó đặt thai nhi vào lại trong tử cung và khâu lại.

Mặc dù trải qua nhiều đau đớn khi phải vừa mang thai vừa phải chịu đựng vết thương từ phẫu thuật, nhưng Boemer vẫn sinh hạ em bé vào đúng thời điểm 36 tuần. Bé gái này được đặt tên là Lynlee Hope.

Bé đã được chuyển ngay đến lồng kính chăm sóc đặc biệt. Và chỉ sau đó 8 ngày, Hope phải trải qua thêm một ca phẫu thuật nữa để cắt bỏ toàn bộ khối u còn sót lại để có thể sống hoàn toàn khỏe mạnh.

Cập nhật: 21/10/2016 Theo khampha
  • 3,52
  • 2.313