Kỹ thuật trồng và chăm sóc xương rồng

Cách trồng cây xương rồng
  •   3,453
  • 151.646

Cây xương rồng là những cây có cách trồng đơn giản và dễ chăm sóc hơn các loại cây kiểng khác vì bản thân chúng là những loại thực vật dễ thích nghi. Từ lâu, xương rồng đã trở thành một loại cây cảnh khá phổ biến do dễ sinh trưởng và không cần chăm sóc quá nhiều. Nhưng nếu áp dụng đúng kỹ thuật trồng xương rồng, chậu cây cảnh sẽ đẹp và bền hơn.

Tất cả các giống xương rồng đều thuộc 1 họ thực vật cụ thể, nhưng nhiều loài trong số đó lại đến từ những môi trường sống rất khác nhau: những loài thuộc chi Ferocactus đến từ sa mạc, những loài xương rồng thuộc chi Echinopsis lại đến từ đồng cỏ Nam Mỹ, trong khí đó những loài thuộc chi Epiphyllum sống trong rừng rậm và thậm chí là ký sinh trên 1 số thân cây…

Tại sao chúng ta lại cần biết những điều này? Vâng, tất nhiên, khi bạn càng hiểu biết bao nhiêu về xương rồng thì cơ hội thành công khi bạn trồng nó sẽ càng cao hơn.

Kỹ thuật trồng xương rồng không khó và mất nhiều công sức như các loại cây cảnh khác, nhưng nếu để ý và áp dụng đúng, những chậu cây xương rồng cảnh sẽ mau lớn và đẹp hơn.

Cách trồng cây xương rồng đơn giản

Tưới nước

Xương rồng bắt nguồn từ sa mạc nên chúng thích nghi tốt với môi trường khô hạn, vì vậy lượng nước tưới rất quan trọng trong quá trình chăm sóc xương rồng. Tưới nhiều cây dễ bị úng, nhưng để cây khô nước quá lâu cũng sẽ làm yếu cây. Loại nước tưới: nước tưới xương rồng là loại nước có độ PH trung bình như nước mưa hay nước máy.

Lượng nước tưới và số lần tưới phụ thuộc nhiều vào yếu tố môi trường, thời tiết, loại chậu trồng, loại xương rồng. Mỗi khi tưới nước, các bạn nên quan sát đất trồng khô hẳn rồi mới tưới. Lượng nước tưới trên một lần cũng nên tưới vừa đủ cho nước ngấm tới rễ cây, khoảng 3/4 chậu trồng.

Kỹ thuật trồng và chăm sóc xương rồng
Tưới nước là một kỹ thuật trồng xương rồng cần phải chú ý. (Ảnh minh họa)

Trồng xương rồng tại nơi có nhiệt độ cao như: Ban công, sân thượng…có thể tưới 2-3 lần/tuần trong điều kiện không mưa. Để xương rồng ở nơi có nhiệt độ thấp hơn như cửa sổ hay bàn làm việc, tưới 1 lần/tuần hoặc ít hơn tùy thuộc mặt đất khô nhanh hay chậm.

Xương rồng mới mua về, thay chậu, bị va đập gây tổn thương nên để sau 3 ngày mới tưới nước. Để những nơi bị tổn thương trong quá trình này có thể liền sẹo và không bị vi trùng xâm nhập gây hại cho cây. Cần chú ý: vào mùa mưa không nên để xương rồng trực tiếp ngoài trời lâu ngày có thể bị mưa làm úng nước dễ dẫn đến thối và chết cây. Nếu có thể hãy che mưa cho xương rồng bằng nilon trong suốt hay kính hoặc cũng có thể để nơi nhiều nắng mà vẫn tránh được mưa như ban công.

Ánh sáng và không khí

Cây xương rồng và cây mọng nước là những cây ưa ánh sáng, đặc biệt là ánh sáng trực tiếp vào buổi sáng. Nói chung, cây xương rồng cần nhận ít nhất chừng 50% lượng ánh sáng mặt trời trực tiếp chiếu vào mỗi ngày (khoảng 6 giờ/ngày). Đối với cây xương rồng con, hạt mới nảy mầm hoặc mới ươm ra hoặc được tháp ghép thì tránh ánh sáng trực tiếp, mỗi ngày chỉ cần phơi ra nắng buổi sáng khoảng 1-2 giờ là đủ. Những cây xương rồng để trong nhà lâu ngày, khi đem ra phơi nắng trực tiếp trên 6 giờ đồg hồ có thể bị hiện tượng "cháy da cây", thân bị nám vàng nâu hoặc đen.

Kỹ thuật trồng và chăm sóc xương rồng
Cần chú ý ánh sáng trong kỹ thuật trồng xương rồng. (Ảnh minh họa)

Cây xuơng rồng trong trong chậu để bên cửa sổ hoặc bàn làm việc thì khoảng 2-3 ngày thì nên đưa ra nắng một lần. Cây xương rồng và cây mọng nước ưa sự thông thoáng. Vì vậy, cây phát triển tốt trong điều kiện thoáng đãng của hoang mạc, đồng cỏ, sân thượng... Cây trồng trong nhà kiếng, đôi lúc cũng cần có mở cửa đề đón gió hoặc phải dùng quạt để thổi gió. Có nơi người ta gắn ống thông khí trên các mái nhà kiếng.

Nhiệt độ

Trong tự nhiên hoang dã, cây xương rồng và cây mọng nước có thể tồn tại, chịu đựng trong khoảng nhiệt độ lớn, chừng 10°C - 50°C. Tuy nhiên, nhiệt độ thích hợp để cây phát triển vào khoảng 15°C - 28°C. Nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp có thể làm cho cây ngừng phát triển và suy yếu.

Kỹ thuật trồng và chăm sóc xương rồng
Cần chú ý nhiệt độ khi trồng và chăm sóc xương rồng. (Ảnh minh họa)

Dinh dưỡng

Mặc dù cây xương rồng và cây mọng nước có nguồn gốc từ những vùng khô cằn, nghèo dinh dưỡng nhưng để có một cây xương rồng hoặc cây mọng nước khoẻ đẹp và phát triển tốt, cây cũng cần cung cấp dinh dưỡng cho đất. Trong mùa phát triển, cây xương rồng và cây mọng nước đều cần chất đạm (N) để giúp sự tăng trưởng thân, chất potassium (P) cho sự phát triển của hoa và trái và chất phosphorus (P) cho sự phát triển bộ rễ. Ngoài ra, cây cũng cần một số chất vi lượng khác.

Phân bón

Ở giai đoạn cây con, phân bón có thể là NPK 16-16-8, 20-20-20, giai đoạn tăng trưởng: NPK 18-19-30, 20-30-20, giai đoạn ra hoa NPK 6-30-30, kích thích ra hoa: NPK 10-60-10, trong đó phân NPK 18-19-30 được sử dụng thường xuyên, NPK 10-60-10 là phân đặc hiệu kích thích xương rồng ra hoa (chú ý sử dụng khi cây đang mạnh, và sau khi cây xương rồng ra nụ hoa thì lại chuyển về chế độ nuôi trồng ra hoa bình thường để không làm suy kiệt cây).

Liều lượng phân pha để tưới thường từ 1g-1, 5g cho 1 lít nước, 10-15 ngày tưới 1 lần hoặc có thể chọn các loại phân hữu cơ được trộn sẵn trong đất trồng để cung cấp dần chất dinh dưởng cho cây.Các loại phân vi lượng như cũng rất cần thiết như zn, Ca, Na Cu, Mn, Bo, Mg... nhưng cần ít, 1-2 tháng có thể tưới xịt 1 lần.

Cập nhật: 15/10/2024 Theo Vietq/cayphongthuytheotuoi
  • 3,453
  • 151.646