Hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa phong lữ thảo

  •   3,52
  • 7.605

Hoa phong lữ thảo khá đẹp, hay được các chị em mua về bày dịp Tết, chỉ cần chú ý 1 chút tới kỹ thuật trồng cây, phong lữ thảo sẽ cho ra những chùm hoa tươi đẹp.

Hoa phong lữ đa dạng với nhiều màu sắc mang ý nghĩa khác nhau. Hiện nay ở Việt Nam, phong lữ thảo rất được các chị em ưa thích trồng ở ban công đem lại vẻ rực rỡ cho mùa đông lạnh giá. Để có thể có những chậu phong lữ thảo trang trí, hãy cùng tìm hiểu kỹ thuật trồng cây và chăm sóc loại hoa xinh đẹp này.

Đặc điểm

Thân: Phong lữ là cây thân thảo lâu năm, mọc thẳng đứng, phân nhánh nhiều. Thân cây tròn có lông tơ nhỏ bao phủ. Khi trưởng thành sẽ cao khoảng 20 – 50 cm.

: Những chiếc lá hình oval mọc đối trên thân cây mọc nước. Lá phong lữ thảo có màu xanh sẫm, trên bề mặt có lớp lông dày nhám bảo vệ lá khỏi các loài côn trùng. Phong lữ thảo lá thơm có mùi thơm đặc biệt tỏa ra từ tinh dầu có trong lá. Khi vò nát sẽ ngửi thấy mùi hương toát ra từ lá, có thể là mùi chanh, bạc hà, thông, trái cây, thậm chí là cả socola. Chính vì mùi hương tuyệt vời mà loại phong lữ thảo này được ví như "Thiên thần nước hoa".

Hoa phong lữ thảo
Kỹ thuật trồng cây và chọn giống đúng đắn sẽ cho ra những chậu phong lưz thảo đẹp mắt

Hoa: Có hai loại là phong lữ thảo đơn (5 cánh) và kép với những màu đặc trưng như trắng, hồng, cam nhạt, cam, đỏ, đỏ tươi, tím và hai màu. Phong lữ thảo vua với cánh hoa to, thường có màu tím, hồng tím pha màu rất đẹp. Trái: Quả của phong lữ thảo có hình dạng như mỏ sếu nên trong tiếng Anh, nó được gọi dưới tên Geranium do xuất xứ từ chữ Hy Lạp "geranos" nghĩa là con sếu.

Kỹ thuật trồng cây

Giâm cành: Chọn cắt cành giâm từ cây mẹ khỏe mạnh, không bị sâu bệnh hại. Trên cây mẹ chọn cắt đoạn cành bánh tẻ (thân có màu xanh nâu, không quá già nhưng cũng không được non quá).Mỗi đoạn hom giâm dài khoảng 10 cm, có ít nhất 2-3 mầm mắt khỏe.Dùng dao sắc cắt vát một góc 45 độ để có diện tích tiếp xúc với giá thể lớn nhất sẽ cho tỷ lệ ra rễ cao nhất.Cắt bỏ hết các lá chỉ chừa lại phần cuống lá khoảng 1-2 mm. Có thể giâm cành trực tiếp vào chậu, vào bầu hoặc trên luống ươm cho ra rễ, phát triển thành cây con rồi mới đem cấy vào chậu.

Giống các loại cây khác, phong lữ thảo có thể được trồng bằng kỹ thuật trồng cây từ hạt hoặc giâm cành
Giống các loại cây khác, phong lữ thảo có thể được trồng bằng kỹ thuật trồng cây từ hạt hoặc giâm cành

Gieo hạt:Có thể lấy hột từ trái sau mùa hoa, hoặc muahột từ nước ngoài. Mỗi túi hột giống chứa khoảng 20 hột.Hột khá nhỏ.Từ lúcgieo cho tới lúc có hoa mất khoảng 18 – 20 tuần.Đổ chất trồng vào chậu nhựa có lổ thoát ở đáyChất trồng gồm đất, xơ dừa, tro trấu.Tỷ lệ bằng nhau, trộn đều.Cũng có thểdùng đất vườn. Gieo hột thành hàng cách nhau 2cm. Khoảng cách hột trên mỗi hànglà 5cm. Tưới sương mỗi sáng và phủ kiếng hay giấy nylon trong để giữ ẩm.Sau 2 tuần mở giấy nylon hay bỏ kiếng ra,tránh tưới nước cho đất thoáng ráo để tránh thối. Khi lá đầu tiên phát triển,phải trồng riêng ra chậu nhỏ. Bứng và nâng bằng 2 ngón tay cây con có kèm theo chút đất trồng.

Chăm sóc

Chăm sóc là bước quan trọng trong kỹ thuật trồng câyChăm sóc là bước quan trọng trong kỹ thuật trồng cây

- Bón phân: Phong lữ thảo thích hợp trồng trong chậu, giò treo. Muốn cho cây nở hoa rực rỡ trong suốt mùa, nên bón phân đều đặn 2-4 tuần/lần.

- Lượng nước: Phong lữ thảo không yêu cầu nhiều nước nên nên chỉ cần cưới 1-2 ngày/lần khi thấy mặt đất đã se khô để tránh úng rễ. Tuy nhiên, nếu cây rụng lá nhiều là lúc đó đã bị thiếu nước.

- Ánh sáng: Phong lữ thảo sống tốt trong cả điều kiện nhiều sáng hoặc bán nắng, bán râm.

- Thời gian nở hoa: Hoa nở rộ nhiều đợt suốt từ mùa đông đến hè; và sẽ lại nở khi không khí lạnh kéo đến. Mỗi đợt hoa từ khi bắt đầu nở cho đến khi tàn kéo dài hơn 2 tuần.

- Sau khi hoa tàn, dùng dao sắc cắt bỏ thân cây sát gốc, tỉa bỏ lá già, xới xáo mặt bầu, bón thêm phân, tưới đủ nước cây sẽ tiếp tục đâm chồi để cho những lứa hoa mới.

Cập nhật: 04/03/2016 Theo VietQ.vn
  • 3,52
  • 7.605