Kỹ thuật trồng hoa dạ yến thảo bằng cành

  •   3,617
  • 80.967

Nhân giống hoa dạ yến thảo bằng cành là một trong những kỹ thuật trồng hoa rất đơn giản nhưng vẫn mang lại những chậu hoa đẹp mắt và có sức sống mạnh mẽ.

>>> Kỹ thuật trồng hoa tulip trong chậu tại gia
>>> Kỹ thuật trồng hoa sen đá trong chậu
>>> Kỹ thuật trồng hoa cẩm chướng bằng cành

Dạ yến thảo là một loại hoa treo tường rất phổ biến vì màu sắc đẹp và dễ chăm sóc. Nhân giống bằng cành là một trong hai kỹ thuật trồng hoa dạ yến thảo, cách làm này rất đơn giản và tiết kiệm thời gian.

Phương pháp giâm cành có rất nhiều ưu điểm như: giữ nguyên được đặc tính di truyền của cây mẹ, thời gian nhân giống nhanh và có thể nhân nhiều giống mới từ một nguồn vật liệu giới hạn ban đầu, tuy nhiên kỹ thuật trồng hoa này cũng đòi hỏi phải có những trang thiết bị cần thiết để có thể khống chế được điều kiện nhiệt độ, ẩm độ và ánh sáng trong nhà giâm, đồng thời có các loại chất kích thích phù hợp mới đảm bảo được cành giâm ra rễ và sinh trưởng.

Kỹ thuật trồng hoa dạ yến thảo bằng cành
Giâm cành là một trong hai kỹ thuật trồng hoa dạ yến thảo. (Ảnh minh họa)

Vật dụng trồng hoa Dạ yến thảo

Người trồng cây cần chuẩn bị đất trồng chất lượng tốt, chậu có lỗ thoát nước, dụng cụ đào lỗ tra hạt hoặc cán thìa, kéo sắc, 1 chậu hoa Dạ yến thảo khỏe mạnh và tưới đủ nước, ca nước.

Kỹ thuật trồng hoa dạ yến thảo bằng cành
Những dụng cụ cần thiết để giâm cành. (ẢnhMytutorlist)

Kỹ thuật trồng hoa dạ yến thảo bằng cành

Cắt một ngọn dạ yến thảo Chú ý cắt dưới đốt lá và đảm bảo rằng phải còn lại ít nhất 3 đốt lá trên ngọn.

Kỹ thuật trồng hoa dạ yến thảo bằng cành
Bước 1 - Cắt ngọn. (ẢnhMytutorlist)

Giữ cho các ngọn vừa cắt luôn tươi bằng cách cắm chúng ngay vào ca nước trong khi làm thao tác khác.

Kỹ thuật trồng hoa dạ yến thảo bằng cành
Bước 2 - Cắm ngọn vào nước. (Ảnh Mytutorlist)

Tỉa bỏ các lá gần vết cắt. Ngắt bỏ hết hoa nếu muốn các ngọn này tập trung năng lượng để phát triển rễ trước.

Kỹ thuật trồng hoa dạ yến thảo bằng cành
Bước 3 - Tỉa bỏ lá. (Ảnh My Tutorlist)

Đổ đầy đất vào chậu, sau đó ấn nhẹ đất xuống, để đất lấp đều.

Kỹ thuật trồng hoa dạ yến thảo bằng cành
Bước 4 - Đổ đất vào chậu. (Ảnh Mytutorlist)

Dùng dụng cụ tra hạt tạo một vài lỗ trên đất trong chậu.

Kỹ thuật trồng hoa dạ yến thảo bằng cành
Bước 5 - Tạo lỗ trên mặt đất. (Ảnh Mytutorlist)

Cho từng ngọn Dạ yến thảo vào từng lỗ.

Kỹ thuật trồng hoa dạ yến thảo bằng cành
Bước 6 - Cho dạ yến thảo vào đất. (Ảnh Mytutorlist)

Lấy dụng cụ tra hạt gạt đất vào phía ngọn hoa sao cho các lỗ được lấp kín.

Kỹ thuật trồng hoa dạ yến thảo bằng cành
Bước 7 - Lấp đất. (Ảnh Mytutorlist)

Tưới nước thật đẫm đất và ngọn hoa. Điều này giúp đất nén đều quanh ngọn hoa.

Kỹ thuật trồng hoa dạ yến thảo bằng cành
Bước 8 - Tưới đẫm đất. (Ảnh Mytutorlist)

Cách chăm sóc hoa Dạ yến thảo

Đặt các ngọn hoa ở nơi thông thoáng và có lưới che. Vị trí thông thoáng và râm mát cũng tốt. Không được đặt các ngọn hoa trực tiếp dưới ánh sáng mặt trời hoặc dưới điều kiện quá nóng và khô (Có thể dung mái che nếu cần thiết tạo bóng râm).

Các ngọn hoa còn chưa có rễ, vì thế nó rất dễ bị mất nước. Cần tưới nước thường xuyên đẫm cả ngọn hoa và đất hàng ngày. Vào ngày nóng, cần tưới nước đẫm vào buổi sáng và tưới lại vào buổi tối. Vào ngày mát, chỉ cần tưới nước đẫm vào buổi tối.

Các ngọn hoa sẽ bị mềm, héo đi một chút, nhưng chúng không bao giờ gục hẳn. Nếu chúng bị gục hẳn, có thể là do không tưới đủ nước hoặc vị trí đó quá nóng.

Kỹ thuật trồng hoa dạ yến thảo bằng cành
Cành hoa mọc rễ có nghĩa người trồng hoa đã thực hiện đúng quy trình kỹ thuật trồng hoa dạ yến thảo bằng cành. (Ảnh Mytutorlist)

Khoảng 2-3 tuần sau, các ngọn hoa bắt đầu tươi trở lại. Điều này là một dấu hiệu cho thấy rễ đã bắt đầu mọc ra và các ngọn hoa đã có thể bắt đầu hút nước từ đất. Nhấc nhẹ nhàng một ngọn ra để kiểm tra. Nhúng xuống nước để rơi hết đất và kiểm tra xem rễ đã phát triển thế nào. Sau đó lại nhẹ nhàng trồng chúng lại vào đất và tưới đẫm nước để đảm bảo rằng đất lại bọc kín xung quanh ngọn hoa.

Trong trường hợp không có rễ, cắm nhẹ nhàng ngọn hoa trở lại đất và đợi đến tuần tiếp theo. Chừng nào các ngọn hoa chưa chết, nó vẫn có khả năng mọc rễ. Một vài ngọn sẽ cần nhiều thời gian để mọc rễ hơn các ngọn khác.

Phòng chống bệnh thường gặp ở hoa dạ yến thảo

  • Bệnh nấm mốc trắng: Sau khi bệnh xuất hiện cần kịp thời ngắt bỏ những lá bệnh, thời kỳ đầu mới bệnh phun dung dịch chlorothalonit 75% pha loãng với nồng độ 1 : 600 – 800.
  • Bệnh đốm lá: Cần cố gắng tránh chạm vào những lá bệnh và chú ý phòng tránh gió hại, mặt trời chiếu nắng và lạnh giá, kịp thời ngắt bỏ lá bệnh, chú ý dọn những lá bị rụng và phun dung dịch Amobam 50% pha loãng với tỷ lệ 1 : 1.000.
  • Bọ chét : Phun cho cây dung dịch Omethoate 40% pha loãng với tỷ lệ 1 : 1.000.
  • Bệnh úa thân, héo rũ: cắt hết các cành đã bị héo và thiêu hủy, cách ly cây bị nhiễm vi rút ra khỏi các cây khỏe khác và phun các loại kháng sinh thông thường bằng cách pha 2 viên với 1 lít nước hoặc Kasuran 50 WP, Kanamin 47 WP tưới cách nhật mỗi ngày 1 lần cho cây từ gốc đến ngọn.

Cách trồng lại hoa ly sau Tết

Hướng dẫn cách trồng hoa thược dược nở đúng Tết

Kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa đỗ quyên mùa Tết

Cập nhật: 19/02/2021 Theo Vietq/cost-thanhhoa.gov.vn
  • 3,617
  • 80.967