Làm việc quá sức: chẳng cần trụy tim cũng có thể khiến bạn tử vong

  •  
  • 1.469

Khi làm việc quá sức, nguy cơ truỵ tim của bạn sẽ tăng lên rất cao. Nhưng dù không truỵ tim, còn rất nhiều yếu tố khác có thể gây nguy hiểm cho tính mạng của bạn.

Câu hỏi đặt ra là: tại sao làm việc quá sức lại nguy hiểm đến thế?

Một cái chết vì kiệt sức là như thế nào?

Trên thực tế, chúng ta vẫn thường sử dụng 2 chữ "kiệt sức" một cách khá tùy tiện, mà không biết rằng đó là hiện tượng thực sự nghiêm trọng.

Bạn làm việc, cảm thấy mệt mỏi, và cho rằng đó là kiệt sức? Cũng có thể, nhưng đa phần chỉ là bạn đã dùng quá nhiều năng lượng thôi. Chỉ cần ngủ một giấc, bạn sẽ cảm thấy cơ thể sảng khoái trở lại. Chỉ cần một chuyến du lịch nghỉ ngơi, mọi chuyện có thể trở lại bình thường.

Làm việc quá sức nên dù có ngủ bao lâu đi chăng nữa, họ vẫn cảm thấy tinh thần kiệt quệ, năng lượng như biến đi đâu mất.
Làm việc quá sức nên dù có ngủ bao lâu đi chăng nữa, họ vẫn cảm thấy tinh thần kiệt quệ, năng lượng như biến đi đâu mất.

Những người làm việc đến mức nguy hại cho tính mạng thì khác. Sự khác biệt là dù có ngủ bao lâu đi chăng nữa, họ vẫn cảm thấy tinh thần kiệt quệ, năng lượng như biến đi đâu mất. Tình trạng ấy kéo dài sẽ dẫn đến các chứng bệnh về tâm lý, để rồi hậu quả để lại là cực kỳ nghiêm trọng.

Ở Nhật, người ta có cụm từ Karōshi. Ở Trung Quốc, đó là guolaosi, và ở Hàn là gwarosa. Cả 3 cụm từ đều có nghĩa là "làm việc đến chết", hay ngắn gọn hơn là lao lực.

Điều này có nghĩa là con người ta có thể thực sự chết vì làm việc quá sức, và hiện tượng ấy thực sự rất phổ biến khi nó tồn tại ở khắp mọi nơi trên thế giới.

Stress thực chất là phản ứng sinh tồn của cơ thể, tuy nhiên...

Khi phải đối diện với áp lực - dù từ cuộc sống hay công việc - cơ thể chúng ta sẽ có phản ứng giống nhau. Nhịp tim tăng lên, hơi thở gấp gáp, não bộ rơi vào trạng thái "đánh hay chạy", đẩy mức tập trung lên cao nhất để bảo vệ chính bản thân bạn.

Làm việc quá sức, các phản ứng phục hồi sẽ bị chai sạn, hoặc gặp trục trặc.
Làm việc quá sức, các phản ứng phục hồi sẽ bị chai sạn, hoặc gặp trục trặc.

Với stress, các chức năng sinh học trong cơ thể bạn được đẩy mạnh hơn, cho bạn năng lượng để tồn tại, để đối mặt với những "mối đe dọa" không tên trong cuộc sống.

Và khi căng thẳng qua đi, cơ thể dần có những phản ứng để phục hồi. Nhịp tim sẽ ổn định lại, cơ bắp dần thư giãn, và bạn sẽ trở lại bình thường.

Tuy nhiên, đó chỉ là tác dụng ngắn hạn thôi. Còn khi làm việc quá sức - tức là lúc nào cơ thể cũng trong trạng thái căng thẳng, đó lại là mối nguy không cách nào tả xiết, vì phản ứng phục hồi sẽ bị chai sạn, hoặc gặp trục trặc.

Ví dụ, cơ chế phục hồi nhịp tim cho bạn gặp vấn đề, có nghĩa tim của bạn sẽ không thể đập chậm lại được. Nó gây áp lực rất lớn cho tim, khiến bạn gặp nguy cơ truỵ tim bất kỳ lúc nào.

Ảnh hưởng nghiêm trọng nhất là nó khiến hệ miễn dịch của bạn bị rối loạn.
Ảnh hưởng nghiêm trọng nhất là nó khiến hệ miễn dịch của bạn bị rối loạn.

Một tác hại khác đó là sự kiệt quệ về mặt tinh thần, vì não bộ liên tục phải căng sức. Nó dẫn đến mệt mỏi về thể chất, rồi các chứng bệnh liên quan như trầm cảm, mất ngủ, ảnh hưởng đến năng suất công việc...

Và đặc biệt, ảnh hưởng nghiêm trọng nhất là nó khiến hệ miễn dịch của bạn bị rối loạn. Khi làm việc quá sức thì mọi căn bệnh đều có thể khiến bạn ngã quỵ. Bạn sẽ dễ nhiễm bệnh hơn, bệnh cũng khó chữa lành hơn, để rồi đến khi nhận ra và dừng lại thì cũng đã quá muộn.

Hãy nhớ, công việc gì cũng vậy, dù lợi ích mang lại đến đâu cũng cần có điểm dừng. Tiền nhiều để làm gì khi bạn không thể tiêu, đúng không?

Cập nhật: 19/05/2018 Theo helino
  • 1.469