Sau khi những người thuộc Cựu Thế giới (the Pilgrims) đến Massachusetts, dân số bản địa giảm từ 30.000 xuống chỉ còn 300 - trong vòng một thập kỷ.
Trong khi các số liệu chính xác vẫn còn chưa được xác minh cụ thể thì các nhà sử học ước tính rằng đã có khoảng 18 triệu người bản địa đã sinh sống ở lục địa Bắc Mỹ trước thế kỷ 16. Nhưng trong vòng nhiều năm kể từ khi những người nhập cư Châu Âu đến, những quần thể người bản địa đã bị giết bởi chiến tranh với những người nhập cư và cả những căn bệnh mà những người thực dân mang đến Tân Thế giới.
Pilgrims -Những người hành hương, còn được gọi là những người cha hành hương, là những người Anh, Châu Âu định cư đến Bắc Mỹ trên tàu Mayflower và thành lập Thuộc địa Plymouth ở vùng ngày nay là Plymouth, Massachusetts, được đặt tên theo cảng khởi hành cuối cùng là Plymouth, Devon.
Và khi tàu Mayflower đến Plymouth, Massachusetts, vào năm 1620, 102 người nhập cư Châu Âu (Pilgrims) trên tàu sau khi lên bờ đã không tìm thấy gì ngoài những ngôi làng trống rỗng. Các công cụ bị bỏ lại trong những ngôi nhà không có người sử dụng, và những bộ xương còn vương vãi khắp cảnh quan. Nguyên nhân là do một loại dịch bệnh đã càn quét qua nơi đây trước đó.
Những người thực dân trước đây thực sự đã mang những căn bệnh chết người từ Cựu Thế giới đến Tân Thế giới, bao gồm bệnh đậu mùa, thủy đậu, giang mai, sốt rét, cúm, sởi và bệnh dịch hạch. Nhưng ở Massachusetts lại xuất hiện một căn bệnh khác, căn bệnh này được gọi là bệnh leptospirosis, căn bệnh này đã giết chết vô số người dân bản địa. Và sau khi những người Pilgrims đặt chân tới đây, 90 phần trăm dấn số bản địa còn lại đã chết trong vòng một thập kỷ.
Christopher Columbus đặt chân đến hòn đảo Hispaniola thuộc vùng Caribe vào năm 1492, theo đó căn bệnh bí ẩn của người Châu Âu cũng được mang đến. Trong vòng 25 năm, dân số bản địa tại nơi đây từ 250.000 người đã giảm gần 95%, xuống còn ít hơn 14.000 người. Điều này là do hệ thống miễn dịch của người bản địa không thể chống lại các loại bệnh tật ở Cựu Thế giới. Tỷ lệ tử vong của người dân bản địa khi mắc phải các căn bệnh của Cựu Thế giới cao hơn cả Cái chết đen ở Châu Âu thời Trung cổ.
Trong những năm tiếp theo, khi những người Châu Âu đặt chân đến đất liền Bắc Mỹ, những người dân bản địa trên đất liền cũng phải chịu đựng những đau khổ tương tự, tuy nhiên lúc này vùng biển phía đông dường như vẫn chưa bị ảnh hưởng và là nơi sinh sống của các cộng đồng cư dân bản địa thịnh vượng.
Khi nhà thám hiểm người Pháp Samuel de Champlain đi thuyền đến Patuxet (sau này đổi tên thành Plymouth) vào năm 1605, ông đã mô tả nơi đây có rất nhiều ngôi nhà gỗ to lớn và những khu vườn tuyệt đẹp. Ông thậm chí còn vẽ một bản đồ của những ngôi làng thịnh vượng được bao quanh bởi những cánh đồng ngô.
Tại thời điểm đó, người ta tin rằng bộ lạc Wampanoag đã sống tại đó 10.000 năm và có dân số 12.000 người. Ngay cả khi thuyền trưởng John Smith đến vịnh Massachusetts vào năm 1614, ông đã mô tả khu vực sinh sống của các bộ lạc là "Thiên đường của tất cả những vùng xung quanh". Tuy nhiên, chỉ trong vòng vài năm sau đó, mọi thứ đã thay đổi.
Vào năm 1616, thuyền trưởng Richard Vines thuộc đoàn thám hiểm của Anh đã ghi chép rằng dân cư địa phương trên bờ biển Maine "bị ảnh hưởng nặng nề bởi một căn bệnh bí ẩn, và nơi đây dần trở thành chốn không người ở". Sự hoành hành của những căn bệnh của Cựu Thế giới đã tăng vọt trong khoảng thời gian từ năm 1616 đến năm 1619. Tỷ lệ sống sót của người bản địa ước tính chỉ là 10 phần trăm.
Bản đồ các khu định cư của Thuộc địa Plymouth từ năm 1620 đến năm 1691.
Sau đó, bệnh dịch lây lan dần về phía nam. Đỉnh điểm của những trận dịch bệnh là vào năm 1618, nó đã kiến hàng nghìn người Wampanoag bị xóa sổ dọc theo bờ biển vịnh Massachusetts. Tỷ lệ nhiễm bệnh cao nhất là ở cảng Boston và vịnh Plymouth, với các đồn điền cổ bị bỏ trống hoàn toàn. Những người Wampanoag còn sống đã mô tả nó là "The Great Dying", người Châu Âu gọi dịch bệnh này là "Indian fever".
Cả người Mỹ bản địa và người Châu Âu đều cảm thấy bối rối trước căn bệnh bí ẩn di chuyển dọc theo các tuyến đường thương mại ven biển này và mãi cho tới gần đây, nguyên nhân chính xác mới được đưa ra ánh sáng.
Người Châu Âu gọi dịch bệnh này là "Indian fever".
Trong số những người Wampanoag đầu tiên chào đón những người Pilgrims vào năm 1620 là Tisquantum (tên bản địa là Squanto). Ông đã bị bắt cóc vào năm 1614 và được giáo dục ở London chỉ để trở về Patuxet - quê hương của mình vào năm 1619 và thấy nó bị tàn phá. Bản thân Tisquantum cũng đã chết trong vòng một năm sau khi gặp những người Pilgrims - trong khi chảy máu mũi một cách bí ẩn.
Triệu chứng đặc biệt đó chỉ đơn thuần là một trong số nhiều nguyên nhân được cho là do bệnh leptospirosis, một căn bệnh lây truyền từ động vật mà các chuyên gia ngày nay tin rằng là thủ phạm gây ra cái chết của những quần thể người bản địa ở New England vào thế kỷ 17. Vi khuẩn này có thể đến với người Mỹ thông qua những con chuột cống đen (không phải là loài chuột bản địa) được vận chuyển trên các con tàu Châu Âu.
Chuột cống đen (Rattusitzus) là loài động vật duy nhất có thể sống sót sau khi nhiễm trùng xoắn khuẩn. Với hàng trăm nghìn vi khuẩn trong mỗi giọt nước tiểu, vi khuẩn này dễ dàng tích tụ vào nước ngọt trong khu vực khi loài gặm nhấm đến - và nhanh chóng lây lan sang các loài động vật bản địa như chuột xạ hương và chồn.
Vòng đời của bệnh leptospirosis.
Căn bệnh này nguy hiểm đến nỗi chỉ cần 10 con vi khuẩn là đủ để khiến cho một con chuột lang bị xuất huyết cho đến chết. Có hình dạng giống như một con vặn nút chai, xoắn khuẩn này đi xuyên qua các tế bào hồng cầu và tồn tại bằng cách chuyển hóa sắt.
Thông thường, phản ứng miễn dịch tự nhiên mạnh mẽ của con người thường khiến nó nhân lên nhanh hơn và tăng khả năng tử vong. Điều này giải thích tại sao những người thường chết vì căn bệnh này lại là những người khỏe mạnh.
Cho đến nay, vẫn không rõ tại sao người bản địa chết với tỷ lệ cao hơn người Châu Âu. Tuy nhiên, các chuyên gia tin rằng điều này là do người Wampanoag tắm nước ngọt thường xuyên hơn những người nhập cư Châu Âu.
Các triệu chứng của nhiễm trùng bao gồm sốt, đau nhức, và các dấu hiệu khác như chảy máu cam và mắt đỏ ngầu. Cuối cùng, các nhà nghiên cứu ước tính rằng cứ 10 người bản địa bị nhiễm bệnh trong khoảng thời gian từ 1616 đến 1619 thì có 9 người bị giết bởi nó.
Cứ 10 người bản địa mắc thì có tới 9 người chết vì bệnh leptospirosis.
Tuy nhiên, không phải tất cả các nhà nghiên cứu đều tin rằng bệnh leptospirosis là căn bệnh chính để đổ lỗi. Nhưng điều rõ ràng là có một tỷ lệ tử vong đáng kinh ngạc đối với người Mỹ bản địa, với các triệu chứng bao gồm vàng da, sốt, tắc nghẽn và xuất huyết.
Mặc dù một số triệu chứng phản ánh những triệu chứng của bệnh dịch hạch, nhưng không có tài liệu nào kể chi tiết về các hạch bạch huyết bị sưng (hoặc nổi hạch) liên quan đến nó. Một số người phỏng đoán rằng bệnh đậu mùa có thể là nguyên nhân, nhưng căn bệnh này đã không được đưa vào khu vực này cho đến năm 1630.