Các sự kiện khoa học đáng chú ý ngày 23/7 trong lịch sử.
Năm 1986, Cục quản lý Dược phẩm và Thực phẩm FDA đã cấp phép sản xuất vắc-xin viêm gan B mới. Đây là loại vắc-xin giúp tái tổ hợp lại ADN đầu tiên trên thế giới, được nghiên cứu bởi Merck & Co. với tên gọi RecombivaxHB.
Đây là một phương pháp thay thế hữu hiệu cho loại vắc-xin viêm gan B cũ, mà được tạo ra từ máu bệnh nhân viêm gan B mãn tính. Phương pháp mới giúp tăng khả năng miễn dịch với virus viêm gan B, nhờ vào việc thay đổi bộ gen trên người.
Năm 1998, một nhóm các nhà khoa học tại Hawaii, đứng đầu là giáo sư Ryuzo Yanagimachi công bố kết quả nghiên cứu và thử nghiệm thành công việc nhân bản vô tính một loài thú. Họ cho biết đã thành công khi sử dụng tế bào từ một con chuột trưởng thành để tạo ra 3 thế hệ chuột nhân bản vô tính.
Hơn 50 con chuột được nhân bản trong phòng thí nghiệm đều có cá đặc điểm giống hệt nhau. Với việc nhân bản vô tình thành công các loài động vật, các nhà khoa học sẽ có thêm nhiều cơ hội để nghiên cứu về gen di truyền, tìm ra các loại gen quy định việc lão hóa cũng như một số loại bệnh nan y.
Năm 2010, một trận mưa đá lớn nhất trong lịch sử đã đổ xuống Vivian, South Dakota. Mỗi viên đá có trọng lượng trung bình 0,88kg và kích thước đường kính 20cm. Trận mưa đá này đã gây thiệt hại rất nhiều về tài sản, tuy nhiên rất may là không có thương vong.
Các nhà khoa học đã đem viên đá lớn nhất trong trận mưa đá này về phòng thí nghiệm để nghiên cứu. Họ cũng sẽ tạo ra một phiên bản thứ 2 để trưng bày tại viện bảo tàng.