Liệu chúng ta có nhớ được những điều đã xảy ra khi vừa mới chào đời?

  •  
  • 1.492

Câu hỏi tưởng chừng như đơn giản, nhưng để trả lời lại là một vấn đề lớn đấy!

Nhiều nghiên cứu đã chứng minh, thông thường một người trưởng thành chỉ nhớ được một số ít kỷ niệm có được từ lúc 3 - 7 tuổi, dù cho có sự "trợ giúp từ album ảnh gia đình hay người thân".

Còn với những kí ức từ khi ta vừa được sinh ra thì sao, liệu ta có thể nhớ?

Thuật ngữ "chứng quên tuổi thơ" (childhood amnesia) được nhà tâm lý học Sigmund Freud đề xuất vào năm 1899, để giải thích cho lý do vì sao đa số người lớn lại không thể nhớ được kí ức thuở còn "đóng bỉm" của mình.

Thông thường một người trưởng thành chỉ nhớ được một số ít kỷ niệm có được từ lúc 3 - 7 tuổi.
Thông thường một người trưởng thành chỉ nhớ được một số ít kỷ niệm có được từ lúc 3 - 7 tuổi.

Dựa trên nghiên cứu từ chính các bệnh nhân của mình, Freud nhận thấy việc quên lãng này có lợi ích riêng của nó, khi giúp họ tránh lắp lại những kí ức "xấu" từng diễn ra trong vô thức.

Các nhà khoa học cũng đã khám phá ra trẻ nhỏ từ 3 - 6 tháng cũng có thể hình thành những kí ức dài hạn (tức là kí ức vẫn "hằn sâu" trong tiềm thức).

Nhưng do khi ấy, những sự kiện diễn ra thường xảy ra ngắt quãng, không được hồi tưởng lại bởi bản thân trong suốt 3 năm đầu đời, vì thế, mọi thứ khi ấy chìm vào quên lãng.

Nhưng để đi sâu hơn, chúng ta cần phải tìm hiểu về 2 đặc điểm sau của con người trong quãng thời gian đó:

Khả năng mã hóa trí nhớ ở trẻ nhỏ

Để ghi nhận được kí ức, những liên kết thần kinh (synapese) giữa các tế bào não phải được hình thành để tiếp nhận thông tin.

Những dữ liệu này sẽ được não bộ hợp nhất, từ đó kí ức được hình thành. Và để kí ức lưu giữ trong trí nhớ chúng ta, bắt buộc chúng ta phải hồi tưởng lại, để các liên kết thần kinh hoạt động, "lục" bộ nhớ lại cho chúng ta. Tiếc thay, việc hồi tưởng này ở trẻ nhỏ vốn là điều hiếm được thực hiện.

Để kí ức lưu giữ trong trí nhớ chúng ta, bắt buộc chúng ta phải hồi tưởng lại.
Để kí ức lưu giữ trong trí nhớ chúng ta, bắt buộc chúng ta phải hồi tưởng lại.

Các yếu tố khác về mặt giải phẫu học cũng góp phần trả lời cho câu hỏi ở đầu bài. Vào lúc này, vùng vỏ não trán trước (prefrontal cortex), vốn chưa phát triển hoàn toàn trước 24 tháng đầu, khi số lượng liên kết khi ấy còn rất ít.

Ngoài ra, vùng hải mã (hippothalamus) chịu trách nhiệm cho việc chuyển đổi từ các thông tin thu thập được của các giác quan sang thành trí nhớ dài hạn vẫn được thực sự phát triển cho đến khi trẻ được 3 tuổi.

Ngôn ngữ và khả năng ghi nhận trí nhớ ở trẻ

Chúng ta có thể không nhớ được những gì đã từng xảy ra vào 3 năm đầu cuộc đời có thể vì khi ấy, chúng ta chưa biết sử dụng ngôn ngữ.

Thực chất trẻ em có thể nhớ được những gì diễn ra trong 3 năm đầu đời.
Thực chất trẻ em có thể nhớ được những gì diễn ra trong 3 năm đầu đời.

Vì lý do đó, ta không thể diễn tả được chuyện gì đã diễn ra, kéo theo thông tin mà ta tường thuật lại lần tiếp theo có thể bị sai lệch.

Khả năng diễn đạt thành lời đóng một vai trò rất quan trọng trong việc hình thành trí nhớ.

Đây là công cụ giúp ta "định nghĩa" được cảm giác của bản thân và mối quan hệ xung quanh. Tiếc thay, kỹ năng này chỉ được phát triển ở trẻ em từ 16 - 24 tháng.

Một điều đáng lưu ý nữa, thực chất trẻ em có thể nhớ được những gì diễn ra trong 3 năm đầu đời, qua sự trợ giúp của bố mẹ qua cách thuật lại chính xác sự kiện đó bằng diễn đạt lại cho trẻ, và thường xuyên gợi lại những gì trẻ đã làm.

Nhưng đây chỉ là thiểu số, khi cấu trúc bộ não, ngôn ngữ và khả năng diễn đạt có vai trò quan trọng nhất trong việc hình thành kí ức.

Cập nhật: 22/02/2018 Theo helino
  • 1.492