Liệu Googe có còn giữ được bí mật?

  •  
  • 177

Cuối tuần qua, một thẩm phán liên bang đã ra phán quyết buộc nhà cung cấp dịch vụ tìm kiếm lớn nhất thế giới Google phải cung cấp cho chính phủ Mỹ những thông tin về người sử dụng dịch vụ.

Đây được coi là một vụ điển hình cho sự bất đồng giữa tính riêng tư của người dùng trực tuyến với yêu cầu thực thi bảo vệ luật pháp.

Thẩm phán James Ware thuộc toà án quận bắc California, trong phán quyết của mình, đã yêu cầu Google phải cung cấp cho chính phủ Mỹ ít nhất 50.000 địa chỉ web trong danh sách chỉ mục của động cơ tìm kiếm.

Google nên “bàn bạc” với chính phủ để xây dựng một phương thức lựa chọn bất kì các URL trong danh sách chỉ mục địa chỉ web của hãng và cung cấp những địa chỉ đó cho chính phủ và Google không được công bố các thông tin về cơ sở dữ liệu địa chỉ web site độc quyền của hãng này.

Chính phủ cũng cần phải thanh toán cho Googel chi phí để có được những dữ liệu theo yêu cầu. Những dữ liệu này sẽ được giữ bí mật yêu đúng các yêu cầu của toà án.

Bên cạnh đó, thẩm phán James Ware cũng bác bỏ yêu cầu của chính quyền Washington buộc Google phải cung cấp các mẫu câu lệnh tìm kiếm mà người sử dụng đã thực hiện trên dịch vụ tìm kiếm của Google.

“Đây thực sự là một thắng lợi lớn cho người sử dụng chúng ta. Những yêu cầu của toà án đã được hạn chế đi rất nhiều và quan trọng nhất là không còn yêu cầu chúng tôi phải cung cấp các câu lệnh tìm kiếm của người dùng,” Nicole Wong, luật sư của Google, cho biết.

Lịch sử “trát hầu toà”…

Tháng 1 vừa qua, Bộ tư pháp Mỹ đã có một động thái là yêu cầu toà án buộc Google phải cung cấp dữ liệu chỉ mục địa chỉ web cùng với thông tin người sử dụng của hãng này.

Trong buổi điều trần hôm 14/03/2006, thẩm phán Judge Ware cho biết ông đã tìm hiểu về yêu cầu của Bộ tư pháp buộc Google phải cung cấp các thông tin người sử dụng.

Tại buổi điều trần, đại diện của Bộ tư pháp cho biết chính phủ đã quyết định cắt giảm số lượng địa chỉ web mà Google phải cung cấp xuống còn con số 50.000 và con số lệnh tìm kiếm của người dùng xuống còn 5.000. Trong khi đó, con số nằm trong bản yêu cầu đưa ra năm ngoái là 1 triệu địa chỉ trang web và thống kê mọi câu lệnh tìm kiếm trên dịch vụ tìm kiếm của hãng trong một tuần được chỉ định.

Google đã từ chối thực thi yêu cầu này và cho rằng điều này đã vi phạm tính riêng tư của người sử dụng. Hơn nữa, việc cung cấp các thông tin này cũng sẽ tiết lộ bí mật kinh doanh của họ. Nhưng chính phủ lại cho rằng họ không hề quan tâm tới các dữ liệu có thể nhận diện người sử dụng hay chính là các thông tin riêng tư nhạy cảm của họ.

Ngược lại Google cho rằng đây chính là một phần trong nỗ lực của Bộ tư pháp nhằm bảo vệ và thông qua Bộ luật bảo vệ trẻ em trực tuyến (COPA). Đây là bộ luật không mấy được ủng hộ cho lắm và nó được coi là một thách thức đối với Liên đoàn tự do công dân Mỹ (ACLU).

Theo ACLU thì Luật COPA đã vi phạm quyền tự do ngôn luật trong Hiến pháp Mỹ bản sửa đổi lần thức nhất. Bộ luật này sẽ được đưa ra tranh luận trước toà án vào tháng 10 năm nay. Để góp phần có thêm chứng cứ thuyết phục, Bộ tư pháp đã quyết định buộc các nhà cung cấp dịch vụ tìm kiếm như Google, Yahoo, American online và MSN phải cung cấp các thông tin dữ liệu tìm kiếm. Các hãng tìm kiếm khác đều bác bỏ yêu cầu này duy trì chỉ có Google vẫn tuân thủ một phần nào đó các yêu cầu.

Chính phủ Mỹ cho rằng họ cần các dữ liệu của các động cơ tìm kiếm là để chứng minh tính hiệu quả của Luật bảo vệ trẻ em trực tuyến hơn hẳn các phần mềm lọc nội dung trong việc chống lại các nội dung “đen” đang lan tràn trên Internet.

Toà án quận Pennsylvania – nơi khởi phát của vụ kiện COPA – đã quyết định không cho phép Liên đoàn tự do công dân Mỹ không có quyền phản đối. Toà án phúc thẩm năm 2000 vẫn duy trì phán quyết đó.

Sau đó vụ kiện được đưa lên Toà án tối cao liên bang. Nhưng toà án tối cao liên bang lại quyết định gửi vụ kiện về toàn án quận Pennsylvania. Toà án quận vẫn bảo vệ phán quyết của mình.

HVD - Computerworld 

Theo vnMedia
  • 177