Bức ảnh nghi của Leonardo da Vinci và nàng "Mona Lisa" vừa được đăng tải đã gây xôn xao cộng đồng mạng.
Mới đây, trên nhiều trang mạng xã hội đã chia sẻ một bức ảnh nghi của nhà đại thiên tài Leonardo da Vinci và nàng Mona Lisa. Trong bức hình, cả hai đang nhìn về phía máy ảnh và tỏ ra khá thân thiết. Leonardo da Vinci có một khuôn mặt quắc thước, đạo mạo, râu tóc bạc phơ. Ông không cười, thậm chí phần lông mày và trán còn đang cau lại.
Bức ảnh này đã lập tức gây bão các trang mạng xã hội khi vừa được chia sẻ.
Còn nàng Mona Lisa thì hoàn toàn thoải mái trong khung hình. Thậm chí, còn nghiêng đầu tựa nhẹ lên chiếc mũ của Leonardo da Vinci. Đặc biệt, bà vẫn giữ nụ cười đặc trưng như trong bức tranh nổi tiếng của Leonardo da Vinci mang tên La Gioconda. Phía sau lưng cả hai là tác phẩm của nổi tiếng của đại danh họa này.
Ngay khi vừa được chia sẻ, bức ảnh này đã lập tức gây bão các trang mạng xã hội. Bức ảnh chụp nghi của Leonardo da Vinci và nàng Mona Lisa đã nhận được hàng chục nghìn lượt thích và hàng nghìn lượt bình luận.
Tuy nhiên, bức ảnh cũng gây ra rất nhiều tranh cãi. Nhiều người cho rằng nếu thời điểm đó có máy ảnh rồi thì tại sao Leonardo da Vinci không chụp ảnh cho nàng Mona Lisa. Cũng có nhiều ý kiến cho rằng bức ảnh này thật thú vị và đa số đều nghi ngờ độ xác thực của bức ảnh này. Thậm chí, các nhà lịch sử học, các chuyên gia về nhiếp ảnh cũng tham gia vào cuộc tranh luận.
Sau đó, các chuyên gia đã đưa ra một manh mối vô cùng bất ngờ vạch trần sự thật phía sau bức ảnh nghi của Leonardo da Vinci và Mona Lisa. Khi phóng to bức ảnh, nhìn kỹ vào bức tranh phía sau lưng 2 người, đặc biệt là phần tay của Mona Lisa chúng ta sẽ thấy các ngón tay của nàng có chút không đúng.
Ngoài ra, vào năm 1816, Zozep Nips mới chế tạo ra một chiếc máy ảnh kiểu hộp có thể thu được ảnh âm bản. Mặc dù trước đó, các nhà phát minh đã chế tạo ra nhiều phiên bản tiền thân của chiếc máy ảnh hiện nay tuy nhiên để chụp và tạo ra bức ảnh như trên là rất khó.
Mãi cho tới năm 1888, chiếc máy ảnh hiện đại của hãng Eastman Dry Play and Film xuất hiện trên thị trường. Nó được nạp sẵn phim rộng 6cm với khả năng chụp 100 kiểu ảnh. Tới tháng 12 năm 1975 máy ảnh của hãng Eastman Kodak đã cho ra bức ảnh số đầu tiên. Máy này sử dụng bộ cảm biến CCD được làm ra bởi Fairchild Semiconductor năm 1973. Máy ảnh sở hữu khối lượng 3,6kg. Thời gian chụp mỗi tấm ảnh là 23 giây. Chụp ảnh trắng đen với độ phân giải 10.000 Pixela và được ghi vào băng từ.
Trong khi đó, Leonardo da Vinci đã mất vào ngày 2 tháng 5 năm 1519 tại Pháp. Như vậy ta có thể thấy bức ảnh này hoàn toàn là một sản phẩm của trí tuệ nhân tạo AI. Với sự phát triển công nghệ như hiện nay, việc sử dụng AI để tạo ra những bức ảnh tương tự như vậy không hề khó.
Cuối cùng, các chuyên gia đã tìm ra bằng chứng chứng minh bức ảnh chụp Leonardo da Vinci và nàng Mona Lisa là giả. Sự thật đã được phơi bày khiến nhiều người thấy rất bất ngờ. Thế nhưng, hầu hết mọi người sau khi nhận được thông tin đều có chung cảm nghĩ rằng đôi khi AI có thể tạo ra những thứ rất thú vị.