Loài Bonobo rất gần gũi với con người

  •  
  • 3.413

Tại một trung tâm nghiên cứu về bonobo mang tên Lola ya Bonobo, ngay gần thủ đô Cộng hòa Congo là Kinshasa, các nhà khoa học đã khám phá nhiều điều thú vị về loài linh trưởng vốn là họ hàng gần gũi nhất của con người.

Nhà linh trưởng hoc Brain Hare, người chuyên nghiên cứu khỉ bonobo thường suy nghĩ “Khỉ bonobo là loài khỉ thông minh nhất thế giới. Loài người chúng ta đừng vội tự hào. Có vô số điều chúng ta có thể học được ở chúng”. 

Hai mẹ con khỉ Bonobo tại trung tâm Lola ya Bonobo, gần thủ đô Kinshasa, cộng hòa Congo.

Về mặt di truyền học, khỉ bonobo rất gần gũi với loài người. Hare cho biết: "Người ta thường nhầm lẫn khỉ bonobo với tinh tinh, nhưng thực ra hai loài này khá khác biệt. Bonobo nhỏ hơn, mặt màu đen, môi đỏ, lông đen và dài, giọng cao. Trong khi đó, tinh tinh giọng vang và trầm hơn”. Điều khác biệt nữa là tinh tinh rất hiếu chiến, chúng đánh nhau rất hung hăng, có khi đến chểt. Chúng dùng hoạt động tình dục để duy trì sự bình yên trong bầy đàn”.

Hare, là trợ giảng trong Khoa nhân chủng học tiến hoá trường ĐH Duke, đã bỏ ra nhiều năm sống tại CH Congo để nghiên cứu bonobo, đặc biệt về hành vi của chúng và về cách chúng giải quyết như thế nào mối quan hệ với đồng loại của mình.

Gần đây, anh và những đồng nghiệp đã trình bày những quan sát của mình trên Tạp chí Current Biology với nội dung: Khỉ bonobo sống rất hào phóng, luôn tự nguyện chia sẻ thức ăn với bạn bè, kể cả sự nhường nhịn trong khi tinh tinh – rất giống bonobo về hình thức – lại cực kỳ ích kỷ nhất là tinh tinh đã trưởng thành.

Trong thí nghiệm, anh giao cho bonobo giữ một kho thực phẩm, có toàn quyền giữ lại cho mình hoặc mở cửa để cho các con khác ùa vào ăn chung. Trăm lần như một, chúng đều mở cửa để “chiêu đãi” bạn bè.

Trong một loạt thí nghiệm khác tại vùng cửa sông Tchimpounga, Congo, họ tiến hành so sánh tính cách của khỉ bonobo với tinh tinh. Những chú tinh tinh con chia sẻ đố ăn thức uống với bạn bè một cách tự nhiên, giống như bonobo con, thì khi lớn lên, bọn chúng lại có cách ứng xử khác hẳn trong khi bonobo già vẫn giữ nguyên tính cách như khi còn nhỏ.

"Dường như đó là sự khác biệt của quá trình phát triển” – Victoria Wobber, sinh viên ĐH Harvard trong nhóm nghiên cứu của Hare nói - "Quá trình tiến hoá tác động đến nhận thức của chúng."

Hare cho rằng sở dĩ bonobo ứng xử như vậy là vì chúng sống trong môi trường thuận lợi, nguồn thức ăn phong phú ở miền nam sông Congo, không phải cạnh tranh nguồn thức ăn như các vùng tinh tinh và khỉ đột cùng chung sống.

Tuy nhiên, kẻ thù của loài bonobo đáng thương này lại là con người và nạn săn bắn bonobo đang diễn ra một cách phổ biến bởi những kẻ săn trộm khiến chúng đang đứng bên bờ vực tuyệt chủng và trở thành đối tượng cần được bảo vệ nghiêm ngặt.

Hare chia sẻ: "Đáng buồn là bonobo không được miễn dịch trước những kẻ săn trộm và rất dễ bị bắn. Thịt của chúng được bán rộng rãi ở những thành phố lớn tại Congo. Sau khi giết bonobo mẹ, bọn chúng thường bán bonobo con để nuôi làm cảnh và một số được các nhà hảo tâm mua lại rồi mang đến Trung tâm cứu hộ có tên là Lolo ya Bonobo, ngay ngoại ô của thủ đô Kinshasa." “Lolo ya Bonobo” có nghĩa là “Thiên đường của bonobo”, nơi chăm sóc chừng 60 chú bonobo mồ côi. Tại đây chúng sống chung với những con bonobo hoang dã khác trong thiên nhiên, trên một vùng đất rộng 75 acre (1 acre bằng 4.000 mét vuông)

Những con bonobo được cứu sống trở thành đối tượng nghiên cứu của nhóm Hare. Các nhà khoa học sử dụng những phương tiện hiện đại nhất để tìm hiểu tập tính của loài linh trưởng gần gũi nhất với con người. Hare cho biết: “Chúng tôi thiết kế những trò chơi vui vẻ để bonobo chơi đùa, quan sát xem chúng giải quyết những vấn đề như thế nào. Chúng tôi đã hiểu biết khá nhiều về tâm lý động vật mà một phần đã công bố trên Tạp chí Current Biology”.

Sau khi bọn bonobo chơi đùa theo những trò chơi thiết kế sẵn “chúng tôi thả chúng ra môi trường bên ngoài để chúng có thể sống và nghịch ngợm với đồng loại trong các khu rừng nhiệt đới hoang sơ. Nói chung, mỗi ngày chúng tôi quan sát chúng trong khoảng 1 giờ, sau đó chúng được tự do sống theo cách của mình bằng thức ăn tự kiếm”.

Lola ya Bonobo là một địa điểm nghiên cứu ngay trên thực địa tốt nhất thế giới. Tại đây, Hare có một người trợ lý là cô sinh viên Congo tên là Suzy Kwetuenda và cô sẽ trở thành nhà khoa học đầu tiên của Congo chuyên về tâm lý của loài khỉ bonobo, đồng thời sẽ là một chiến sĩ bảo vệ loài linh trưởng giống người nhất này, một loài hiện chỉ tồn tại trên đất nước của cô.

Nguồn: LiveScience

Theo VietNamNet
  • 3.413