Loài cá đuối gai độc nước ngọt lớn nhất thế giới

  •   52
  • 8.043

Trong chuyến thám hiểm cùng với National Geographic, các nhà khoa học đã bắt được con cá đuối gai độc lớn nhất thế giới.

Con cá đã được đeo thẻ và phóng thích ở miền trung Thái Lan ngày 28.1 vừa qua trong chuyến thám hiểm nhằm tìm kiếm và bảo vệ các loài cá nước ngọt lớn nhất thế giới.

Bức ảnh làm dấy lên lời đồn rằng con cá nặng tới 771 pao. Trên thực tế cá đuối gai độc có trọng lượng lớn, nhưng cân nặng chính xác của con cá này lại không được xác định.

Nhà sinh học bảo tồn Zeb Hogan thuộc Đại học Nevada, Reno cho biết: “Trong khi bức ảnh thể hiện chân thực, và không thể phủ nhận rằng nó là một con cá đuối gai độc khổng lồ, tuy nhiên con cá lại chưa hề được cân trọng lượng”. Hogan cũng là nhà nghiên cứu chính trong cuộc thám hiểm.

Cá đuối gai độc nước ngọt khổng lồ nằm trong số 200 loài cá đuối lớn nhất. Chúng xuất hiện ở rất nhiều con sông ở đông nam Châu Á và miền bắc Australia.

Con cá do Ian Welch câu được khi ngồi trên chiếc thuyền nhỏ sử dụng cần câu và ống cuộn. Nó sẽ được công bố chi tiết trong tư liệu sắp tới của kênh National Geographic. Hogan cùng với nhóm các nhà nghiên cứu và những người đi câu có mặt tại thời điểm bắt được con cá ước tính nó nặng vào khoảng 550 đến 770 pao. Con cá lớn hơn một chút so với con cá bắt được chắc chắn sẽ là con nắm giữ kỷ lục cá nước ngọt của thế giới.

Quái vật cá đuối gai độc do nhóm nghiên cứu của Zeb Hogan bắt được trong khi tiến hành thử nghiệm gắn thẻ cho các loài cá nước ngọt ở đông nam Châu Á. (Ảnh: Đại học Nevada, Reno)

Hogan cho biết: “Xét về bề ngang, nó là con cá đuối gai độc lớn thứ hai mà tôi từng nhìn thấy. Con lớn nhất tôi thấy là ở Campuchia vào năm 2003. Con mới hơn này có mình dày nên có lẽ sẽ nặng hơn”.

“Rõ ràng loài cá đuối gai độc nước ngọt khổng lồ này có thể là loài cá nước ngọt lớn nhất trên thế giới”. Loài giữ kỷ lục hiện nay là loài cá trê khổng lồ trên sông Mê Kông nặng 646 pao do ngư dân miền bắc Thái Lan bắt được vào năm 2005.

Sau khi bắt lần đầu, các nhà nghiên cứu lại gặp lại con cá đuối này ở nơi cách vị trí nó bị bắt ban đầu 4 cây số.

Hogan nói: “Thật ngạc nhiên là chúng tôi lại bắt được nó 4 tuần sau đó, vào ngày 28 tháng 2”.

Sự việc này có thể có nghĩa rằng quần thể cá đuối gai độc có số lượng ít hơn, hoặc di cư ít hơn là chúng ta vẫn nghĩ.

Các nhà sinh học vẫn tiếp tục theo dõi chuyển động của con cá, sử dụng thiết bị nghe dưới nước chuyên dùng để phát hiện những con cá đã được gắn thẻ theo dõi.

Hogan cùng nhóm nghiên cứu của mình đã gắn thẻ cho 18 con thuộc loài cá đuối gai độc Himantura chaophraya khi họ tiến hành dự án nghiên cứu mới được công bố gần đây về loài cá đuối gai độc tại Thái Lan cho Đại học Nevada, Nero, Bộ Thủy sản Thái Lan, công ty Fishiam kinh doanh dịch vụ câu cá thể thao và Hiệp hội Địa lý tự nhiên do Dự án Megafishes tài trợ. Loài cá này bị liệt vào danh sách loài dễ bị tổn thương dẫn đến tuyệt chủng do Hiệp hội bảo tồn tự nhiên quốc tế đưa ra (IUCN).

G2V Star (Theo LiveScience)
  • 52
  • 8.043