Loại rau có giàu hàm lượng selen gấp 30 lần hành tây: Là "thuốc" hạ đường huyết tự nhiên lại rất bổ máu

Lợi ích của rau mồng tơi
  •  
  • 311

Bổ sung loại rau quen thuộc này vào thực đơn mỗi ngày sẽ giúp kiểm soát đường huyết tốt hơn.

Rau mồng tơi là loại rau phổ biến, được trồng rộng rãi ở nhiều nơi để làm rau ăn. Theo y học hiện đại, rau mồng tơi có giá trị dinh dưỡng cao nhờ chứa nhiều dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Bao gồm: carbohydrate, polysaccharides, phenol, flavonoid, carotenoids, các acid amin thiết yếu như acid glutamic, glutamin, acid aspartic, asparagin, prolin, alanin… cùng nhiều khoáng chất và vitamin cần thiết khác như canxi, photpho, kali, natri, sắt, đồng, magie, kẽm, selen, pro – vitamin A, vitamin B3, B9 (acid folic), C, E…

Đặc biệt, hàm lượng selen trong loại rau này nhiều gấp 30 lần so với hành tây, có thể cải thiện khả năng miễn dịch, bổ máu. Loại rau này còn được mệnh danh là "rau trường thọ" vì có tác dụng trong phòng và chữa nhiều bệnh lý.

Công dụng của rau mồng tơi

1. Hạ đường huyết

Rau mồng tơi là một trong các loại rau giúp hạ đường huyết hiệu quả và rất tốt cho người bệnh tiểu đường. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng hàm lượng chất xơ cao trong loại rau này có tác dụng làm chậm quá trình hấp thu đường từ máu và góp phần điều chỉnh mức đường huyết.

Bên cạnh đó, hàm lượng lớn vitamin C cũng giúp tối ưu hóa hoạt động của tuyến tụy, hỗ trợ quá trình sản xuất insulin. Vitamin K có giúp cải thiện sự kích thích các protein liên quan đến việc kiểm soát đường huyết. Ngoài ra, chất nhầy có trong rau mồng tơi cũng có tác dụng hạ đường huyết rất tốt nhờ khả năng làm chậm quá trình hấp thu đường vào máu sau khi ăn, ngăn ngừa nguy cơ bị tăng đường huyết đột ngột.

Rau mồng tơi giúp hạ đường huyết hiệu quả.
Rau mồng tơi giúp hạ đường huyết hiệu quả.

Dẫu vậy, những người mắc bệnh tiểu đường cần tham khảo ý kiến từ bác sĩ để tránh ăn loại rau này một cách an toàn.

2. Chống ung thư

Rau mồng tơi cũng được biết đến là loại rau có khả năng chống oxy hóa, ngăn ngừa ung thư hiệu quả. Loại rau này chứa nhiều carotenoid chống oxy hóa, trung hòa gốc tự do nguy hại nên có thể phòng ngừa ung thư. Vì vậy, thường xuyên ăn rau mồng tơi là thói quen tốt, có nhiều lợi ích cho sức khỏe.

3. Bổ máu

Lá mồng tơi có chứa khá nhiều sắt, chiếm 15% mức khuyến nghị mỗi ngày, từ đó khắc phục tình trạng thiếu máu ở người.

4. Ngăn ngừa loãng xương

Sắt và canxi là hai nguyên liệu quan trọng cho sự tăng trưởng và phát triển của hệ thống xương khớp, các tế bào trong hệ miễn dịch, tế bào máu và thần kinh. Mồng tơi có chứa hàm lượng sắt và canxi khá cao nên có tác dụng tốt trong việc ngăn ngừa loãng xương ở người, nhất là ở người cao tuổi.

Sử dụng rau mồng tơi kết hợp cùng một số thực phẩm bổ dưỡng khác để chế biến thành món ăn ngon chính là một trong những giải pháp cải thiện triệu chứng đau nhức xương khớp hiệu quả.

5. Nhuận tràng

Không chỉ giúp hạ đường huyết, chất nhầy trong rau mồng tơi còn giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt và trơn tru hơn nhờ khả năng kích thích nhu động ruột hoạt động. Do đó, thêm rau mồng tơi vào thực đơn hàng ngày của bản sẽ có tác dụng nhuận tràng rất tốt.

3 nhóm người không nên ăn rau mồng tơi

1. Người bị sỏi thận

Rau mồng tơi ăn mát và tốt cho cơ thể nhưng những người bị sỏi thận nên tránh ăn. Nguyên nhân là vì chúng chứa nhiều purin, khi hấp thụ qua cơ thể sẽ tạo thành axit uric làm tăng nguy cơ hình thành sỏi thận. Ngoài ra, các axit oxalic trong loại rau này có khả năng liên kết với canxi trong máu, lắng đọng tại thận, dẫn đến sỏi thận ngày càng phát triển.

2. Người đau dạ dày

Người đau dạ dày cũng nên hạn chế ăn rau mồng tơi vì lượng chất xơ lớn trong loại rau này có thể khiến dạ dày khó chịu khi ăn nhiều.

Lá mồng tơi có chứa khá nhiều sắt.
Lá mồng tơi có chứa khá nhiều sắt.

3. Người đang bị tiêu chảy

Mặc dù mồng tơi có thể giúp nhuận tràng, cải thiện tình trạng táo bón nhưng nếu ăn quá nhiều mồng tơi có thể dẫn tới tiêu chảy. Nguyên nhân là vì loại rau này có tính hàn, người đang bị tiêu chảy ăn vào sẽ càng làm nặng thêm tình trạng tiêu chảy.

Cập nhật: 24/01/2024 Trí Thức Trẻ
  • 311