Lợi ích của lãng quên

  •   4,52
  • 984

Từ Internet đến iPod, công nghệ đang hỗ trợ những tiến bộ mau lẹ về khả năng ghi nhớ. Hiện tượng từ trở khổng lồ (giải Nobel vật lý 2007) sẽ dẫn đến các ổ cứng có khả năng lưu trữ vượt ngưỡng terabyte. Năng lượng của con người khi đó không phải dùng để nhớ, mà là dùng để quên. Giờ đây, xã hội cần những phương thức mới để lãng quên, con người có khả năng lãng quên và cần cố gắng giữ lại sự lãng quên cho mình.

Stuart Parkin, nhà vật lý học đang làm việc tại IBM đang thực hiện cải tiến bộ truy xuất ngẫu nhiên với tên gọi "Bộ nhớ truy xuất ngẫu nhiên từ tính" (MRAM) cho phép lưu trữ dữ liệu theo hàm lũy thừa trên những đơn vị nhỏ nhất của ổ cứng. Công nghệ này sẽ được thương mại hóa trong một vài năm tới, đó là đóng góp gần đây nhất để tiến tới sự lưu giữ vĩnh cửu & trợ giúp trí nhớ con người.

Trong khi khả năng lưu trữ số đã đạt đến ngưỡng vô bờ bến, một vài nhà tư tưởng lo ngại về những hậu quả không lường trước được của công nghệ lưu giữ ký ức. Chắc chắn người khổng lồ Google đang cất giữ thông tin của hàng triệu người dùng, trong hàng chục những trung tâm bí mật trên thế giới, bao gồm cả những bức ảnh kỷ niệm và lưu trữ cho hậu thế hàng triệu trang mạng không còn tồn tại nữa, đủ để bất kỳ ai cũng phải thôi lo lắng. Hình thái của ký ức là bất biến và có thể được tiếp cận từ bất kỳ đâu đó. Theo đà phát triển, các học giả đang đặt ra vấn đề - có lẽ đây là câu hỏi xuất hiện lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại - chúng ta cần tìm kiếm những cách thức để lãng quên.

"Chúng ta có một hệ thống để lãng quyên mọi thứ dễ dàng & buộc phải tiêu tốn năng lượng để ghi nhớ", Viktor Mayer-Schönberger, phó giáo sư chính sách công tại Trường quản lý hành chính Kennedy thuộc Đại học Havard nói. "Giờ đây chúng ta chuyển sang một hệ thống ghi nhớ mọi thứ và buộc phải tiêu tốn năng lượng để lãng quên. Đó là phép biến đổi nghiệt ngã".

Jorge Luis Borges đã hình dung hoàn hảo về những rủi ro của trí nhớ trong câu chuyện nổi tiếng "Funes, người cường ức", kể về một người đàn ông có khả năng lưu giữ ký ức không giới hạn và đã bị tê liệt vì điều đó. Có lẽ không chỉ có Borges đề cập đến điều này, tuy nhiên có thể tưởng tượng về khả năng tích lũy và lưu trữ ký ức của các dạng thức kỹ thuật số - điều này đang có những ảnh hưởng mạnh mẽ đến đời sống của mỗi cá nhân, thí dụ như những hành động vô ý nhất thời có thể được lưu trữ trong những hồ sơ của máy tính. "Bất cứ công việc nào được thực hiện trực tuyến trên mạng đều tồn tại khả năng được lưu trữ mãi mãi", Coye Cheshire, giáo sư trợ giảng tại Trường thông tin thuộc Đại học Berkeley - California nói. "Xóa bỏ bất cứ điều gì bạn muốn như yêu cầu Google gỡ bỏ một tấm hình bất tiện, nhưng nó vẫn được ghi lại, lưu trữ ở đâu đó".

Có thể tính toán rõ ràng chi phí cá nhân phải tiêu tốn nhưng thật khó để tính hết tổn thất to lớn cho cả xã hội. "Điều mà nhiều người quên đi - không tồn tại trò chơi chữ ở đây - đó là quên đi sự tồn tại của ổ cứng máy tính", Mayer-Schönberger nói. "Dựa trên kinh nghiệm & xã hội học thì chúng ta không khó khăn để khai thác khả năng lãng quên hoặc đặt mọi thứ ở một ngữ cảnh tạm thời, bởi lãng quên là một đặc điểm sinh học của con người".

Trong một bài báo gần đây có tên "Những khoảng trống hữu ích: Nghệ thuật lãng quên trong kỷ nguyên máy tính", Mayer-Schönberger đưa ra tiên đoán về cái giá mà nhân loại phải trả cho viễn cảnh của kỷ nguyên không lãng quên. Một điều chắc chắn là mọi bình luận trực tuyến & những giao dịch trên mạng đang được lưu trữ ở đâu đó, không bao giờ bị quên lãng, chúng có thể lấp liếm dư luận xã hội hay hành vi công dân bằng những cách không thể biết được. Đó là một mâu thuẫn, bởi việc đánh giá những thông tin riêng tư - từ một tài khoản thư điện tử cá nhân như một dữ liệu nhạy cảm là vô cùng khó khăn với một máy chủ lưu trữ xa xôi.

Theo bài báo này, Mayer-Schönberger cũng đưa ra một lý lẽ gây tranh cãi rằng, chúng ta có thể - và nên tái tập luyện khả năng lãng quên của chính mình. Ông ủng hộ việc lưu trữ "dữ liệu sinh thái" (data ecology) dựa trên việc kết hợp những điều luật và phần mềm để đưa ra một thời điểm hết hạn chắc chắn cho việc lưu trữ những dữ liệu nhạy cảm trên máy tính. Các hệ thống máy truy tìm, hãng bán hàng trực tuyến, hãng điện thoại di động, dịch vụ quay phim giám sát - tất cả phải được đặt dưới nghĩa vụ chung là chắc chắn xóa sạch mọi dữ liệu sau một khoảng thời gian nhất định.

Tất nhiên, những quy định như vậy tồn tại một lỗ hổng: Nếu dữ liệu có thể sao chép thì chúng sẽ tồn tại mãi mãi. Mayer-Schönberger nói: "Giải pháp của tôi không dựa trên nền tảng công nghệ hoàn hảo". "Cái mà tôi muốn mọi người quan tâm đến là thời gian sống của thông tin bao quanh chúng ta, đó là ý thức đến tầm quan trọng của trạng thái tỉnh táo cho con người nhờ những thông tin bị quên lãng".

Mayer-Schönberger không phải là học giả đầu tiên đề cập đến sự lãng quên. Một thập kỷ trước, hai nhà xã hội học Donald MacKenzie và Graham Spinardi đã gợi ý một xã hội lãng quên về sức mạnh và cách chế tạo vũ khí hạt nhân. Thông tin kỹ thuật để chế tạo ra chúng không được loại sẽ trừ ngụ ý rằng những hiểu biết (tồn tại trong con người dưới dạng lời nói, phương trình, biểu đồ) có thể dẫn đến nhiều phá hủy & chết chóc, có khi chúng sẽ tiêu diệt con người và cả nhân loại.

Có những cách để quên, tuy nhiên, điều đó thuộc về đề tài đạo đức. Chúng ta có thể quên đi sức mạnh của vũ khí hạt nhân nhưng chúng ta có thể quên cả những cách thực hành y học và các công nghệ khác. Điều đầu tiên đó là phải có một thỏa hiệp cân bằng giữa cái "nên quên" và những điều "phải nhớ", Cheshire nói.

Hệ thống lãng quên có thể là một kết hợp đáng sợ giữa những ước nguyện nóng bỏng với những thanh trừng văn hóa đầy độc đoán. Nhưng Mayer-Schönberger đưa ra một đề xuất rất đặc biệt, gần như không tưởng: giảm tính đại chúng & tăng tính riêng tư trên thế giới Web. Dữ liệu sinh thái - người dùng Internet được phép khước từ các điều khoản sử dụng kèm theo mỗi cú nhấp chuột hay hành động tìm kiếm của họ - mọi hành động bên trong thế giới web phải được riêng tư hóa, không được ghi lại, và bất cứ điều gì khác.

"Người dùng Internet đang sử dụng một dịch vụ dựa trên nền tảng đòi hỏi rất nhiều hoạt động thu thập & lưu trữ dữ liệu người dùng", Dan Visel - thành viên của Viện Future of the Book (New York) nói. Mùa hè này, Google, Microsoft, Yahoo, và Ask.com đã phải chịu sức ép từ người dùng, yêu cầu thực hiện các kế hoạch xóa bỏ các địa chỉ IP và cookies sau một khoảng thời gian chắc chắn. Xa hơn, họ yêu cầu phải được cung cấp một công cụ tẩy xóa, đảm bảo chắc chắn rằng mọi cú nhấp chuột của người dùng không được ghi lại dấu vết. Điều đó trái ngược với việc các công ty này thường lưu trữ giữ liệu từ 13 tháng đến 2 năm hoặc xuốt kỷ nguyên máy điện toán.

Tiến sỹ Danah Boyd tại Trung tâm nghiên cứu Berkman về Internet & xã hội thuộc khoa luật Havard nói: giải pháp phải không chống lại khả năng tồn tại khắp của ký ức mà thích ứng với điều này. "Việc can thiệp đến cấu trúc Internet sẽ dẫn đến một cuộc đối đầu". Boyd nói: "Mọi người, đặc biệt là những người trẻ đang tiến đến đầu mút của cơ chế thoái thác bất cứ can thiệp nào từ chính quyền hoặc vào phần chính yêu của công nghệ".

Alessandro Acquisti, trợ lý giáo sư ngành công nghệ thông tin & chính sách công tại trường Heinz thuộc Đại học Carnegie Mellon lưu ý đến tính tích lũy của ký ức số. Vấn đề vượt qua việc tái ghi nhớ liên quan đến chính nó. "Chi phí tải và lưu trữ thông tin số đang ngày càng giảm, nhờ những công nghệ khai thác dữ liệu mà chi phí phân loại thông tin cũng giảm theo. Nhưng một câu hỏi lớn được đặt ra là hai mức chi phí này có giảm tỷ lệ với nhau không?", Acquisti nói. "Nếu thông tin không được phân loại, điều này vẫn đang tồn tại, điều cơ bản là bảo vệ để chống lại quá tải thông tin".

"Và chúng ta đang trở lại con đường lãng quên, đó là cách mà cha ông chúng ta đã làm", Alessandro Acquisti.

Nam Hy Hoàng Phong (Theo Jessica - Boston Globe)

  • 4,52
  • 984