Lý do bạn nên ăn lê hàng ngày

Lợi ích của quả lê
  •  
  • 1.704

Quả lê vào mùa thu rất ngon, rất giàu chất dinh dưỡng là loại quả được nhiều người ưa thích. Tuy nhiên khi ăn lê cũng phải cần phải biết cách ăn để cơ thể hấp thụ tốt nhất các chất dinh dưỡng có trong quả lê.

Quả lê rất giàu chất dinh dưỡng: nhiều nước, chất béo, protein, carbohydrat, xơ, canxi, phospho, sắt, vitamin PP, các vitamin nhóm P, C, betacaroten, axit folic. Lê ăn sống, ép ra nước, nấu hay hấp cũng đều có tác dụng chữa bệnh rất tốt.

Ngoài là vị thuốc quý trị bệnh đường hô hấp, lê còn được dùng chữa các bệnh ở tuần hoàn, tim mạch, tăng huyết áp, tiêu hoá, bệnh gan, nhãn khoa, răng - hàm - mặt, bệnh xương khớp kể cả thống phong (gút), dưỡng da.

Lợi ích không ngờ của quả lê

Trái lê ngon lành và bổ dưỡng không kém gì táo. Dưới đây là những lợi ích bất ngờ của lê được trang Popsugar liệt kê.

  • Lê là một trong những loại quả giàu chất xơ nhất, giúp cơ thể bổ sung đủ lượng chất xơ khuyến nghị mỗi ngày và phòng tránh táo bón, ung thư ruột kết. Chế độ ăn nhiều chất xơ còn giảm bớt lượng cholesterol, hạn chế nguy cơ ung thư vú, bệnh tim mạch và tiểu đường tuýp 2.


Ảnh: bodybyfadi.com.

  • Lê chứa một lượng lớn các vitamin C, K, B2, B3 và B6. Đối với phụ nữ sắp làm mẹ hoặc đang cho con bú, lê cung cấp folate. Loại quả này cũng có canxi, ma giê, kali, đồng và mangan. Ăn lê sẽ rất tốt cho hệ miễn dịch và ngừa ung thư.
  • Boron được tìm thấy trong quả lê rất cần thiết cho cơ thể để giữ lại canxi và đẩy lùi nguy cơ loãng xương.
  • Phòng ngừa ung thư: Chất xơ trong quả lê kết dính các axit mật thứ cấp, do đó phòng ngừa ung thư ruột già và các vấn đề ở ruột. Theo nhật báo Anh Express, quả lê có chứa các chất chống ung thư mạnh mẽ có thể là công cụ ngăn ngừa các loại ung thư gây thiệt mạng. Các nghiên cứu cho thấy quả lê có thể chống lại ung thư trực tràng và ung thư phổi. Cũng theo tờ này, một nghiên cứu trên 478.000 người cho thấy ăn nhiều lê giúp giảm nguy cơ phát triển ung thư phổi. Các nhà nghiên cứu giải thích, sở dĩ quả lê có tác dụng chống ung thư là nhờ có chứa chất chống oxy hoá anthocyanin - có tác dụng cản trở sự hình thành và phát triển của khối u.
  • Giảm cân: Ngoài chất xơ, quả lê còn có hàm lượng calo thấp, rất thích hợp cho những người đang giảm cân. 1 quả lê cung cấp khoảng 100 calo, do đó bổ sung lê vào chế độ ăn hàng ngày có thể giúp bạn no lâu. Trong một nghiên cứu kéo dài 12 tuần, người ta quan sát thấy vòng eo của những người ăn 2 quả lê mỗi ngày giảm được 1,1 inch (1 inch bằng 2,54 cm), theo Times of India.
  • Tăng cường sức khỏe tim mạch: Lê có chứa nhiều chất chống oxy hóa, có thể giúp bạn giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, nhồi máu cơ tim và đột quỵ.
  • Giảm cholesterol: Pectin và chất xơ trong quả lê có thể giúp giảm mức cholesterol trong máu.
  • Phòng ngừa viêm nhiễm: Các chất trong quả lê có khả năng chống viêm cao, giúp giảm đau và viêm do các bệnh viêm khớp gây ra. Lê chứa một chất chống oxy hóa gọi là flavonoid, có thể giúp kháng viêm và giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính liên quan đến hệ tim mạch.
  • Cải thiện tiêu hóa: Do lê có nhiều chất xơ nên sẽ giúp bạn phòng ngừa tiêu chảy, táo bón, phân lỏng. Nếu sức khỏe đường ruột của bạn tốt thì hệ tiêu hóa của bạn sẽ hoạt động tốt hơn. Bạn sẽ không gặp khó khăn trong việc đi ngoài và các cơ quan nội tạng sẽ hoạt động tốt hơn, nhờ đó bạn sẽ giảm cân hiệu quả, theo Times of India.
  • Các dưỡng chất thực vật từ lê bảo vệ bạn khỏi bệnh ung thư dạ dày.
  • Lê không gây dị ứng nên phù hợp với những người có cơ địa nhạy cảm.
  • Ăn lê mỗi ngày giảm nguy cơ thoái hóa điểm vàng ở người lớn tuổi.
  • Kiểm soát đường huyết trong máu: Một quả lê trọng lượng trung bình chứa tới 84% hàm lượng nước. Với hàm lượng chất xơ nhiều và vitamin, loại quả này giúp kiểm soát lượng đường trong máu tốt. Lê giúp tăng độ nhạy insulin trong cơ thể và có mức đường huyết thấp là 38. Người bệnh đái tháo đường có thể ăn một quả lê mỗi ngày để giảm bớt cơn thèm ngọt mà không gây hại. Tuy nhiên, không nên ăn quá nhiều.
  • Tăng cường sức khoẻ tim mạch: Chất chống oxy hóa procyanidin có trong quả lê có thể làm giảm độ cứng của mô tim, giảm cholesterol LDL (xấu) và tăng cholesterol HDL (tốt).

Một lưu ý dành cho bạn: Vỏ lê chứa quercetin là chất chống oxy hóa có tác dụng chống lại bệnh ung thư và giảm huyết áp, tốt nhất bạn nên ăn lê nguyên vỏ.

Lưu ý khi ăn lê

Khi sử dụng loại quả này, bạn không nên ăn chung với củ cải, rau dền hay là thịt ngỗng. Bởi nó có thể gây ra sự cộng hưởng không hề tốt với cơ thể, thậm chí gây ngộ độc, sưng tuyến giáp, đau dạ dày…

Việc sử dụng quá nhiều lê cũng có thể khiến bạn bị rối loạn tiêu hóa do dư thừa fructose trong cơ thể. Rối loạn tiêu hóa có thể kéo theo hàng loạt các bệnh về dạ dày.

Các bài thuốc từ quả lê

Lê chưng đường phèn
Lê chưng đường phèn dùng trong trường hợp “háo phổi” ho khan do phế nhiệt.

  • 1. Lê đường phèn: Cắt ngang phần núm, khoét bỏ lõi hột, cho mật ong hoặc đường phèn vào rồi chưng cách thủy chín, ăn cái uống nước. Dùng trường hợp “háo phổi” ho khan do phế nhiệt, phụ nữ có thai hay bị nôn.
  • 2. Nước lê - ngó sen: Lê 500g gọt vỏ bỏ hạt, vắt lấy nước. Ngó sen 500g bỏ đốt, lọc vỏ, thái vụn vắt lấy nước. Trộn 2 thứ với nhau, uống thay nước, chữa ho khan, họng khô khát.
  • 3. Lê - xuyên bối: Lê gọt vỏ bỏ hạt, cắt núm, khoét bỏ lõi, cho 10g bột xuyên bối mẫu, đường phèn 30g cho vào trong lê. Hấp ăn trong 1-2 lần sáng tối. Ho kéo dài, khan hoặc đờm đặc.
  • 4. Lê - củ cải: Lê 1kg (gọt vỏ, bỏ hạt), củ cải trắng 1kg, gừng sống 250g, sữa đặc 250g, mật ong 250ml. Lê, củ cải, gừng vắt nước riêng từng thứ.

Cho nước lê, củ cải vào nồi nấu sôi mạnh rồi dịu xuống cho chín nhừ sền sệt như keo thì cho nước gừng, sữa nóng, mật ong khuấy đều, đun tiếp nhỏ lửa cho đến khi sôi thì bắc ra, để nguội cho vào bình. Thích hợp với chứng phế âm hư nhược (sốt về chiều, ho kéo dài, đờm ít và đặc, táo bón, tiểu tiện vàng và ít, suy nhược).

Cập nhật: 10/11/2023 Tổng Hợp
  • 1.704