Theo tin tạp chí "Khoa học" ngày 10/7, trong một bản nghiên cứu mới của Nhật cho biết, mai rùa đã tiến hóa như thế nào: Xương sườn của loài rùa này tạo thành một khối, bao quanh phần xương vai.
Trong hầu hết các loài động vật xương sống khác, vị trí của xương vai nằm ở ngoài xương sườn, quá trình diễn tiến này của rùa thực sự vô cùng đặc biệt. Cấu tạo cơ thể rùa khác biệt với các loại động vật xương sống khác chính là ở điểm này. Vì vậy, cho đến nay đây vẫn là một câu hỏi khiến cho các nhà nghiên cứu phải trăn trở suy nghĩ, rốt cuộc thì rùa đã được tiến hóa đến ngày nay như thế nào từ tổ tiên của chúng là loại động vật thân mềm?
So sánh hệ thống xương ở người và rùa |
Trên cơ sở so sánh phôi thai của các loài chim, chuột và ba ba, Hiroshi Nagashima và các đồng nghiệp đã mô tả những tình huống có thể trong từng giai đoạn quá độ tiến hóa của rùa. Kết quả nghiên cứu cho thấy, ở giai đoạn ban đầu, phôi thai của 3 loại động vật này có cùng mô hình phát triển như nhau, điều này có thể là do tổ tiên của chúng cùng có sự phát triển như vậy.
Tuy nhiên, cũng trong quá trình diễn tiến phôi thai ở rùa, một bộ phận vỏ bắt đầu gập vào phía trong, giữ lại một sự liên hệ nào đó giữa xương và thịt trong quá trình phát triển, nhưng đồng thời cũng tạo ra mối liên hệ mới không có trong các loài khác như loại động vật bò sát, loài chim hay động vật có vú... Với kết quả gập lại như vậy, phần vỏ ngoài trên lưng rùa bắt đầu phát triển từ xương sườn, còn xương vai lại xuất hiện từ vị trí khác.
Trong một bản nghiên cứu liên quan, Olivier Rieppel giải thích, những phát hiện này không cùng những quan điểm trước đây, bởi sự tiến hóa của mai rùa trước đây vốn được quan niệm là hình thành từ phiến xương nhỏ dưới lớp da.
(Ảnh: Discovery) |