Mới đây, các nhà khoa học máy tính người Serbia đã phát triển thành công một thuật toán máy tính mới cho phép có thể nhận diện được các bức hình nghệ thuật sao chép, ngay cả khi chủ nhân của nó thực hiện.
Milan Rajkovic và Milos Milovanovic là hai nhà khoa học đã quan tâm tới việc sử dụng các kỹ thuật phân tích thị giác tiên tiến để phát hiện ra được những chi tiết sao chép tinh tế trên tác phẩm nghệ thuật giả, ngay cả khi chính họa sỹ gốc của tác phẩm vẽ bức họa sao chép đó.
Cả hai đã mời một họa sỹ người Hà Lan tới để tạo ra một tác phẩm nghệ thuật rồi sau đó sao chép chúng y nguyên lại dưới một bản vẽ khác vài ngày sau đó. Qua quá trình kiểm tra và sử dụng công cụ phân tích tín hiệu wavelet với các tông màu xanh lá cây, đỏ và xanh dương, các nhà khoa học có thể phát hiện thấy, độ chi tiết và phức tạp ở bức họa nào cao hơn để đưa ra kết luận đâu là bức họa sao chép.
Sau đó, hai nhà khoa học gần đây cũng đã tiếp tục sử dụng kỹ thuật để phân tích một cặp tranh khác có độ tương đồng gần như y hệt nhau. Được biết, cặp tranh trên được nhà siêu thực của thế kỷ 20 René Magritte thực hiện và đã khiến không biết bao nhiêu nhà sử học phải đau đầu nghiên cứu đâu là bức họa thật.
Chi tiết về thuật toán máy tính trên đã được đăng tải dưới một bài báo trên trang ArXiv.org chuyên về nhiều lĩnh vực như vật lý, toán học và khoa học máy tính.