Men gan cao - sát thủ cận kề

  •  
  • 1.690

Men gan tăng cao là dấu hiệu của nhiều bất ổn trong cơ thể. Nếu không được kiểm soát kịp thời, bệnh tình sẽ nặng hơn, người bệnh thậm chí có nguy cơ tử vong.

Điều đáng lưu ý, bệnh thường gặp ở những người uống nhiều rượu bia khiến dễ lầm tưởng nguyên nhân gây tăng men gan chỉ có bia rượu. Nhưng trong thực tế, men gan cao có thể gặp ở cả những người không hề uống rượu bia. Vậy làm thế nào để phòng và điều trị hiệu quả tình trạng men gan tăng cao?

Men gan cao là gì?

Men gan là một loại enzyme bình thường nằm trong tế bào gan, tham gia vào quá trình chuyển hóa các chất trong cơ thể. Khi tế bào gan bị tổn thương nhiều thì men gan sẽ tăng do lượng enzyme phóng thích vào máu nhiều. Men gan cao là dấu hiệu rõ ràng nhất và sớm nhất cho thấy tế bào gan của bạn bị tổn thương, đây là dấu hiệu của những bệnh lý nguy hiểm như viêm gan cấp, viêm gan mạn tính giai đoạn hoạt động, xơ gan, tắc đường mật, ung thư gan...

Có 4 loại men gan là AST, ALT, AP và GGT. Men gan bình thường có các chỉ số sau:

  • Alanine transaminase (ALT): 20 – 40UI/L
  • Aspartate transaminase (AST): 20 – 40UI/L
  • Alkaline phosphatase (ALP): 30 – 110UI/L
  • Gamma-glutamyl transpeptidase (GGT): 20 – 40UI/L

Khi cao hơn các chỉ số này gọi là men gan cao (hoặc tăng men gan).

  • Mức độ nhẹ: Chỉ số men gan tăng cao < 5 lần so với mức bình thường.
  • Mức độ trung bình: Chỉ số men gan tăng cao ~ 5-10 lần so với mức bình thường.
  • Mức độ nặng: Chỉ số men gan tăng cao >10 lần so với mức bình thường.

Ai dễ bị tăng men gan?

Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến việc men gan tăng cao, trong đó có viêm gan. Virus viêm gan khi xâm nhập tế bào gan, chúng sinh sản rất nhanh, rất mạnh và phá hủy tế bào gan nên lượng men gan giải phóng ra càng nhiều. Nghiện rượu, sốt rét, ung thư gan, ngộ độc hoá chất cũng làm cho men gan tăng một cách đáng kể. Bệnh về đường mật cũng có liên quan mật thiết với gan, nhất là các bệnh do sỏi đường dẫn mật, giun chui ống mật, viêm đường mật. Ngoài ra, trong một số bệnh lý khác như các bệnh nhiễm khuẩn nặng (bệnh sởi, Rubella, nhiễm khuẩn huyết) hoặc một số thuốc cũng có thể làm gia tăng men gan.

Nghiện rượu, sốt rét, ung thư gan, ngộ độc hoá chất cũng làm cho men gan tăng một cách đáng kể.
Nghiện rượu, sốt rét, ung thư gan, ngộ độc hoá chất cũng làm cho men gan tăng một cách đáng kể.

Bình thường, men gan nằm trong tế bào gan và thoát ra ngoài đi vào máu khiến men gan tăng cao khi có tổn thương tế bào gan. Ai cũng có thể bị tăng men gan, trong đó dễ bị tăng men gan nhất là người uống nhiều bia rượu. Nếu uống bia rượu ít, không liên tục, gan có đủ khả năng và thời gian để hoá giải chất độc này. Nhưng nếu uống quá nhiều và liên tục, lượng men gan không đủ để tham gia vào quá trình giải độc rượu. Lúc này chất aldehyd - độc chất được tạo ra từ rượu sẽ trực tiếp phá huỷ tế bào gan dẫn đến tăng men gan.

Độc chất được tạo ra từ rượu sẽ trực tiếp phá huỷ tế bào gan dẫn đến tăng men gan.
Độc chất được tạo ra từ rượu sẽ trực tiếp phá huỷ tế bào gan dẫn đến tăng men gan.

Người nhiễm virus gây viêm gan: Trong các loại viêm gan do virus (A, B, C, D, E), viêm gan B là phổ biến nhất. Khi virus xâm nhập vào tế bào gan, chúng sẽ phá hủy các tế bào gan, khiến lượng men gan trong máu tăng cao.

Người mắc các bệnh mãn tính phải sử dụng thuốc điều trị chuyên khoa dài ngày, người mắc các bệnh về đường mật như viêm đường mật, viêm túi mật, sỏi đường mật trong gan cũng khiến men gan tăng cao.

Men gan tăng cao "tố cáo" bệnh gì?

Gan là một cơ quan xử lý mọi chất độc khi vào cơ thể. Men gan là một loại enzyme nằm trong tế bào gan. Khi tế bào gan chết đi do quá trình lão hóa thì có một lượng men gan được phóng thích vào máu ở nồng độ dưới 40UI/L (chỉ số này gần như cố định ở người bình thường). Khi cao hơn các chỉ số này gọi là men gan cao.

Men gan cao phản ánh tình trạng tế bào gan đang bị tổn thương, gan đang bị viêm. Chỉ số men gan cao là dấu hiệu báo hiệu nhiều bệnh lý nghiêm trọng như viêm gan, ung thư gan, viêm cơ, viêm thận mãn, viêm túi mật, nhồi máu cơ tim, động kinh… Nếu không được điều trị sẽ dẫn đến viêm gan mạn tính, xơ gan, thậm chí gây ung thư gan, đồng thời giảm dần tuổi thọ, tăng tỷ lệ tử vong từ 21 đến 78%.

Đáng chú ý, nếu men gan tăng nhẹ dưới 2 lần thì người bệnh hầu như chưa có biểu hiện triệu chứng gì, nếu không đi xét nghiệm thì không biết được. Vì không có biểu hiện rõ rệt nên người bệnh chủ quan, không đi khám, không có chế độ ăn uống sinh hoạt hợp lý.

Men gan cao phản ánh tình trạng tế bào gan đang bị tổn thương, gan đang bị viêm.
Men gan cao phản ánh tình trạng tế bào gan đang bị tổn thương, gan đang bị viêm.

Trong các chỉ số men gan, AST (SGOT) và ALT (SGPT) là hai chỉ số chính giúp phản ánh tình trạng của tế bào gan. Hàng ngày, một số tế bào gan chết đi do quá trình lão hóa sẽ phóng thích vào máu một lượng men gan ở nồng độ dưới 40 U/L. Nếu men gan tăng từ 1-2 lần so với mức cho phép là mức độ nhẹ, tăng từ 2-5 lần là mức độ trung bình, tăng trên 5 lần giới hạn bình thường là mức độ nặng. Trong các trường hợp viêm gan cấp tính, men gan có thể tăng từ 10-20 lần.

Giải pháp nào giúp hạ men gan để có lá gan khỏe mạnh?

Trước thực trạng các bệnh về gan, tăng men gan gia tăng một cách báo động trong những năm gần đây, các chuyên gia đã khuyến cáo người dân nên thực hiện lối sống lành mạnh, hạn chế sử dụng các chất kích thích bia rượu, thuốc lá, uống nhiều nước mỗi ngày, sinh hoạt lành mạnh, tránh thức khuya. Ngoài ra, nên có chế độ tập luyện hợp lý, ăn uống cân bằng, ăn nhiều rau quả giàu vitamin. Bên cạnh đó, các bác sĩ, chuyên gia cũng đã đầu tư tâm huyết, nỗ lực tìm ra giải pháp ứng dụng công nghệ sinh học trong việc trích ly các enzym từ sáu loại củ quả Việt Nam: đu đủ, củ cải, mướp đắng, gấc, lêkima và tỏi,… giúp hạ men gan hiệu quả, phù hợp với thể trạng người Việt Nam.

Các chuyên gia cũng cảnh báo: khi đã biết mình bị tăng men gan, nên đi khám chuyên khoa để được xác định rõ bệnh và điều trị kịp thời, tránh những biến chứng, đặc biệt là bệnh viêm gan siêu vi B.

Cập nhật: 16/11/2020 Theo Dân Trí/vnreview
  • 1.690