Mẹo chế biến thịt gà không nhiễm khuẩn

  •   52
  • 343

Nên dùng thớt riêng khi chế biến thịt gà sống, rửa thịt nhẹ nhàng để nước rửa cùng vi khuẩn không bắn ra ngoài.

Theo Fox News, Hệ thống Giám sát Dịch bệnh liên quan tới Thực phẩm thuộc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) ước tính từ năm 2009 đến 2015, nước này có khoảng 5.760 ổ dịch và hơn 100.000 ca ngộ độc thực phẩm. Trong đó 3.114 trường hợp có liên quan đến ăn thịt gà.

Thịt gà
Thịt gà chưa chín chứa nhiều mầm bệnh, như vi khuẩn đường ruột Salmonella. (Ảnh: Fox News).

Trên thực tế, thịt gà là món ăn bổ dưỡng nhưng cũng tiềm ẩn nguy cơ gây ngộ độc nếu vệ sinh không kỹ. Thịt gà chưa chín chứa nhiều mầm bệnh, như vi khuẩn đường ruột Salmonella.

Để đảm bảo sức khỏe, CDC khuyến cáo người dùng chú ý khi bảo quản và chế biến thịt gà:

  • Đặt gà vào túi nilon trước khi cho vào giỏ hàng hoặc tủ lạnh để hạn chế truyền vi khuẩn sang các đồ ăn khác.
  • Rửa tay bằng nước ấm với xà phòng trong 20 giây trước và sau khi tiếp xúc với gà.
  • Rửa thịt sống một cách nhẹ nhàng, do nước rửa cùng vi khuẩn có thể bắn ra kệ, tủ và quần áo.
  • Dùng một thớt riêng cho thịt gà sống.
  • Không đặt thực phẩm tươi hay đã nấu chín vào bát đĩa đựng gà sống trước đó.
  • Rửa dụng cụ nhà bếp và lau dọn kệ bằng nước nóng pha xà phòng sau khi chế biến thịt gà.
  • Đảm bảo thịt gà được nấu chín ở nhiệt độ an toàn tối thiểu là 74 độ C.
  • Bảo quản thịt gà trong tủ lạnh hoặc để ở ngoài khoảng hai tiếng (một giờ nếu nhiệt độ bên ngoài hơn 32 độ C).

Mối nguy cơ ngộ độc tiềm ẩn từ thịt gà trong siêu thị

5 lời khuyên khi ăn thịt gà

Cập nhật: 28/11/2018 Theo VNE
  • 52
  • 343