Tổ tiên của loài chim - Chim thủy tổ (Archaeopteryx)

  •   4,33
  • 14.290

Loài chim tiến hóa ra sao? Đây là một đề tài khó của khoa học. Chim có bộ xương mềm yếu lại bay ở trên không, ít có dịp hóa thạch, nên tài liệu hóa thạch về gốc gác loài chim rất hiếm, cả thế giới chỉ mới phát hiện được 5 trường hợp hóa thạch của loài chim nguyên thủy.

Cả 5 trường hợp này đều được phát hiện ở vùng Bavaria (Bayern) của Đức, hóa thạch này có cách đây khoảng 150 triệu năm, và đã chứng minh được rằng đó là tổ tiên của loài chim. Những vết lông vũ rất rõ nét trên hóa thạch, phân biệt rõ ràng lông cánh sơ cấp và thứ cấp, còn có cả lông đuôi. Chi trước biến thành cánh, chi sau: bàn chân có 4 ngón (3 ngón trước, 1 ngón sau). Xương quai xanh liền lại thành xương chạc. Xương hông vươn về phía sau. Những đặc trưng này đều là của loài chim hiện đại.

Một hóa thạch chim thủy tổ
Một hóa thạch chim thủy tổ (Ảnh: bellarmine)

Nhưng điều kỳ lạ là, trong miệng có răng, đầu cánh lại có 3 móng. Xương bàn tay và bàn chân đều tách rời. Có một cái đuôi dài, gồm những đốt xương đuôi tách rời. Những đặc điểm này lại là của loài động vật bò sát. Qua nghiên cứu thấy rằng, đó là đại biểu trung gian quá độ từ loài bò sát sang loài chim, vì vậy được gọi là chim thủy tổ.

Qua giám định, tốc độ bay nhỏ nhất của chim thủy tổ là 7,6m/giây. Nó có thể đập cánh bay, nhưng không được lâu.

Chim thủy tổ đã chuyển sinh hoạt động dưới đất sang sinh hoạt trên không như thế nào?

Có 2 quan điểm:

- Một là, chim nguyên thủy leo trèo trên cây, rồi chuyển dần sang bay đoạn ngắn tiến tới bay lượn.

- Hai là, chim nguyên thủy chạy trên 2 chân, còn 2 chi trước dùng để vồ bắt mồi, dần dần chi trên phát triển thành cánh bay.

Chim nguyên thủy tuy chỉ tìm thấy trên hóa thạch, nhưng đã cung cấp chứng cớ cho gốc gác của loài chim, được coi là tổ tiên của loài chim.

Bộ xương của chim thủy tổ
Bộ xương của chim thủy tổ (Ảnh: fsteeman)

H.T (Theo Thế giới động vật)
  • 4,33
  • 14.290