Giao phối là hoạt động không thể thiếu của các loài động vật để duy trì nòi giống. Nhưng chắc chắn bạn sẽ bất ngờ với những cách giao phố có 1-0-2 của các loài động vật dưới đây.
Trong bầy sư tử, những con sư tử cái sẵn sàng chịu đựng một cuộc truy hoan tập thể. Lo lắng đến sự sống còn của những đứa con còn quá non nớt (vì sư tử đực sẵn sàng ăn tươi nuốt sống những con sư tử con mới đẻ nếu chúng thấy sư tử mẹ chăm sóc con), các sư tử cái đành phải lần lượt “ngủ” nhiều lần với tất cả những con sư tử đực trong bầy. Sự “hy sinh” vì con cái theo kiểu đó thường kéo dài 3 ngày liên tiếp và mỗi con sư tử cái phải cắn răng tiếp nhận sự dày vò luân phiên của lũ “ác ôn”.
Bạn thấy các cặp vợ chồng chó “giao ban” bao giờ chưa. Lề mề đến sốt ruột. Việc truyền giống dềnh dàng suốt một tiếng đồng hồ, và sau đó, đợi thêm nửa tiếng nữa chúng mới bịn rịn tách rời khỏi nhau. Đừng vội trách chúng ham chuyện ái ân, vì chúng không thể làm khác. Trong lúc giao ban, đầu dương vật của chó đực căng phồng lên khiến chúng không thể rút ra nổi nơi một giờ trước len lỏi vào một cách dễ dàng. Song chính sự lề mề này đã giúp cho tỷ lệ “đậu” thai của chó là cao nhất trong các loài thú.
Bước vào cuộc ái ân với nhện cái, giá như là người, chắc hẳn nhện đực phải rầu rĩ chia tay, giã từ người thân, như sắp bước vào chỗ chết. Cuộc làm tình đầu tiên đối với đa số nhện đực cũng là cuộc làm tình cuối cùng. Nhện cái đang đói ngấu vừa tham gia vào cuộc “giao ban” đầy hứng khởi, vừa chuẩn bị nhấm nháp người tình như thưởng thức một món ăn ngon.
Những con nhện cái sẽ ngấu nghiến bạn tình của mình sau khi kết thúc cuộc giao hoan. (Ảnh minh họa)
Có khi không dằn được cơn đói ngấu, nó chén luôn anh chàng si tình trong khi vẫn tiếp tục nhận những con tinh trùng chàng ào ạt đưa vào. Để thoát hiểm, có những gã nhện đực khôn ngoan mang theo một con ruồi hay con côn trùng nào khác đem dâng cho nàng để thế mạng. Khi vừa hoàn thành nghĩa vụ, anh chàng đã nhanh chân… cao chạy xa bay.
Người ta thường nghĩ bạch tuộc có 8 chân, thực ra nó có đến 9, trong đó một chân chính là “công cụ truyền giống” của bạch tuộc đực. Trong quá trình giao phối, con đực lấy 8 chân ôm chặt lầy con cái rồi thò chiếc chân chứa tinh trùng vào lỗ huyệt của bạch tuộc cái. Xong việc, nó để lại chiếc chân ấy trong cơ thể người tình làm kỷ niệm. Lúc này thì 8 chân là câu trả lời đúng. Một thời gian sau, chiếc chân thứ 9 lại mọc ra và chàng ta lại hăm hở lên đường tìm người yêu mới.
Nhiều người đều biết loài như giun, sên… là lưỡng tính, nghĩa là vừa có cơ quan sinh dục đực, vừa có cơ quan sinh dục cái. Thế nhưng đáng buồn thay, chúng có cách nào tìm đến nhau để tự thụ tinh. Nhưng loài này có cách của riêng mình.
Chẳng hạn, những con sên to lớn hơn, mạnh mẽ hơn khi gặp gặp gỡ một đồng loại nhỏ bé và yếu ớt hơn mình, liền xông đến, cắn đứt của quý của anh chàng nọ và biến anh ta thành… người tình của mình. Sau vụ bạo dâm, anh ta … thụ thai, đẻ trứng, rồi một ngày đẹp trời nào đó lại trở thành lưỡng tính như xưa.
Cá quỷ được xem là loài cá xấu xí nhất, quanh năm sống dưới đáy đại dương nên thực chất nhu cầu giao phối của chúng cũng đơn giản, cốt yếu là duy trì nòi giống.
Sau khi sinh chỉ vài giờ, cá đực sẽ kiếm ngay một nàng cá cái to lớn, cắn một miếng vào phần gần sát vây bụng con cái và kí sinh ở đó đến hết đời. Khi cá đực cắn vào cá cái, nó sẽ tiết ra một loại enzyme, thẩm thấu qua da và hòa vào con cái, lúc này tinh trùng cá đực có thể xâm nhập cơ thể con cái.
Theo thời gian, mọi bộ phận trong con đực đều tiêu biến, chỉ còn lại tinh hoàn. Sau cùng, con đực sẽ nhanh chóng chết đi, để lại một khối lượng tinh hoàn đủ để cá cái thụ tinh. Một con cái có thể nuôi 6 "anh chàng" ký sinh, trên thân cá cái có thể có tới 8 túi tinh hoàn.
Không chỉ thừa một bộ phận, thằn lằn đuôi dài còn thừa luôn một nửa thế giới của chúng - những con đực. Thằn lằn đuôi dài cái có thể không cần đến bạn tình mà vẫn có thể tự sinh sản bằng cách tự tăng lượng hormone testoterone trong cơ thể. Một số con cái đóng giả làm con đực để kích thích khả năng sinh sản cho con cái khác.