Một số loài ếch nhái thoát khỏi nạn tuyệt chủng do nấm Chytridiomycosis

  •  
  • 1.785

Nấm Chytridiomycosis đã dần lan rộng khắp nơi trên thế giới và gây nên nạn tuyệt chủng cho nhiều loài lưỡng cư.

Hai năm trước, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra cơ chế gây bệnh của loài nấm này: nấm hủy hoại kết cấu da của sinh vật khiến các chất dinh dưỡng thiết yếu không thể vận chuyển qua màng được, hậu quả là làm tim ngừng đập. Ếch nhái và các loài lưỡng cư khác không có khả năng kháng cự đã nhanh chóng bị chết nhưng trong đó có một số cá thể chết sau vài tuần nhiễm bệnh.

Nhưng một số cá thể lưỡng cư hoặc một vài loài lại hoàn toàn không bị ảnh hưởng bởi loài nấm nói trên đã gây bối rối cho các nhà khoa học. Các loài sa giông lưỡng cư thủy sinh (caecilians) cũng ít bị ảnh hưởng hơn các loài ếch nhái cũng là một bí ẩn.

Các nhà khoa học đã có bước đột phá tiến tới tìm ra nguyên nhân khiến một số loài ếch nhái sống sót sau khi bị nhiễm nấm chytridiomycosis, trong khi đó một số khác bị chết nhanh chóng.

Nhóm nghiên cứu thuộc trường đại học Cornell (Mỹ) đã xác định được các nhân tố gene được cho là nguyên nhân khiến một số cá thể ếch có khả năng miễn dịch đối với loài nấm này. Khả năng miễn dịch này có thể thay đổi các kết hợp nuôi nhốt – Nhóm nghiên cứu công bố trên tạp chí của Viện Hàn lâm khoa học Quốc gia Hoa Kỳ.

Để có kết luận trên, các nhà khoa học đã thu nhận các nhóm cá thể loài ếch da báo (Leopard frog) từ 5 khu vực khác nhau thuộc bang Arizona về nuôi nhốt trong điều kiện phòng thí nghiệm và cho chúng nhiễm nấm chytrid (Batratochytrium dendrobatidis, hay viết tắt là Bd). Toàn bộ số cá thể thu nhận từ 3 trong số 5 khu vực trên đã bị chết. Một vài cá thể thuộc hai nhóm còn lại sống sót và hoàn toàn hồi phục sau 2 tuần.

Các nhà khoa học đã phân tích lại chuỗi AND của loài ếch này và phát hiện ra gene liên quan đến hệ thống kháng thể là gene MHC (Major histocompatibility complex). Gene này đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa các tác nhân gây bệnh như nấm hay vi khuẩn xâm nhập vào tế bào và được ví như “người gác cổng”.

Các nhà khoa học cũng có kết luận rằng số ếch da báo sống sót thuộc 2 nhóm trong thí nghiệm kể trên thực ra đều là các cá thể đã bị nhiễm nấm trong tự nhiên nhưng đã sống sót tại khu vực Arizona năm 1970. Các nhà khoa học cho rằng các gene kháng thể là kết quả của sự chọn lọc tự nhiên vì chỉ các cá thể khỏe mạnh nhất còn sống sót.

Các nhà khoa học cho rằng tình trạng mất nơi cư trú, các loài sinh vật xâm lấn và sự suy thoái môi trường sống là những nguyên nhân chính dẫn tới sự suy giảm số lượng các loài lưỡng cư. Nếu có thể cung cấp cho các loài này môi trường sống thích hợp để chúng duy trì số lượng cá thể và tăng tính đa dạng di truyền (đa dạng gene) chúng sẽ có khả năng thích ứng cao hơn với nấm Bd.

Phạm Thị Bích Thu
  • 1.785