Thế Anthropocene (Thế Nhân sinh) là một kỷ nguyên địa chất mới bị chi phối bởi các tác động của con người lên hành tinh chúng ta.
Những hoạt động của con người tác động lên hành tinh trong vài thập kỷ qua có đủ quan trọng để đánh dấu một kỷ nguyên mới, thay thế Thế Holocene hay không. Đề xuất này vẫn còn gây tranh cãi về định nghĩa và sự phân định chính xác của nó.
Năm 2024 có thể sẽ đánh dấu nhân loại bước vào một kỷ nguyên mới. (Ảnh minh họa: Trust my science).
Thuật ngữ Anthropocene được đề xuất bởi nhà khí tượng học người Hà Lan, Paul Crutzen vào năm 2000, để giải thích những tác động lên khí hậu và đa dạng sinh học do sự tích tụ khí nhà kính cũng như thiệt hại từ việc tiêu thụ quá mức tài nguyên thiên nhiên của con người.
Những xáo trộn này sẽ vượt qua những biến đổi xảy ra trong Thế Holocene mà chúng ta đang sống, bắt đầu từ 11.700 năm trước.
Lưu ý rằng, Thế Anthropocene không bao gồm tác động ban đầu từ những hoạt động của con người, nó được định nghĩa lớn hơn và các nhà khoa học gọi là "sự gia tốc lớn".
Gia tốc lớn là thời kỳ bắt đầu vào giữa thế kỷ 20, được đánh dấu bằng những thay đổi địa chất lớn và nhanh trên thế giới, tác động của chúng vượt xa những hậu quả từ các hiện tượng tự nhiên gây ra (ngoại trừ tác động của tiểu hành tinh tiêu diệt loài khủng long).
Nhóm nghiên cứu về Anthropocene (AWG), đã xác định một tập hợp các chỉ số có liên quan (trong các tầng địa chất) trùng với thời kỳ này.
Nó bao gồm các đồng vị phóng xạ từ các cuộc thử nghiệm hạt nhân ban đầu, hạt carbon trong quá trình đốt cháy năng lượng hóa thạch, vi nhựa, những thay đổi về đa dạng sinh học, dẫn đến sự tuyệt chủng của một số loài và sự bùng nổ dân số quá mức.
Những chỉ số này đã được ghi nhận ở một số địa điểm địa chất quan trọng trên thế giới. Tháng 7 vừa qua, hồ Crawford, Canada được AWG chọn làm điểm chuẩn để nghiên cứu các chỉ số Anthropocene.
Theo nhóm nghiên cứu, bằng chứng sẽ đủ tiết lộ để chính thức xem xét rằng, chúng ta đang bước vào kỷ nguyên địa chất mới không.
Vị trí tham chiếu do AWG thiết lập được xác định thông qua mô tả vật liệu và thời gian, được gọi là "điểm phân tầng toàn cầu" (GSSP) hoặc "đỉnh vàng".
Đây là phương pháp được sử dụng rộng rãi để thiết lập các đơn vị hoặc thời đại địa chất trong 540 triệu năm qua.
Việc xác định đỉnh vàng đòi hỏi phải có sự hiện diện cục bộ của điểm đánh dấu vật lý, có thể nhìn thấy bằng mắt thường và ít nhất một chỉ báo liên quan, chẳng hạn như những thay đổi địa hóa cụ thể.
Đối với Thế Anthropocene, các nhà khoa học chọn sự hiện diện của plutonium làm điểm đánh dấu vật lý.
Hồ Crawford được chọn làm nơi nghiên cứu các chỉ số liên quan đến Thế Anthropocene. (Ảnh: Trust my science).
Các lớp trầm tích lấy từ Hồ Crawford (được đề xuất làm điểm tham chiếu cho GSSP) dày khoảng 15cm. Lớp canxit hình thành nền tảng của chúng có niên đại từ mùa hè năm 1950, cho thấy hàm lượng plutonium tăng lên nhanh chóng.
Tín hiệu này đi kèm với sự gia tăng các hạt carbon, suy giảm phấn hoa và sự tuyệt chủng một số loài động vật đã cho thấy những biến động lớn của hệ sinh thái toàn cầu.
Thông báo của AWG làm dấy lên những cuộc tranh luận. Việc phân định các thời đại địa chất mới thường chỉ được công bố sau khi cộng đồng khoa học trong Liên minh Khoa học Địa chất Quốc tế (UISG) phân tích và biểu quyết.
Mặt khác, một số chuyên gia không đồng ý về định nghĩa Anthropocene như một kỷ nguyên địa chất, cũng như sự khởi đầu của nó vào những năm 1950.
Để kết thúc các cuộc tranh luận, người ta đề xuất nên coi nó giống như một sự kiện địa chất hơn.
Tuy nhiên, thông báo trên các phương tiện truyền thông trước cuộc bỏ phiếu chính thức của các nhà khoa học có thể tạo điều kiện thuận lợi cho việc chấp nhận Thế Anthropocene như một kỷ nguyên địa chất mới.
Các thành viên AWG cho rằng, quyết định này nên được coi là một quá trình mở vì tầm quan trọng của nó đối với công chúng.
AWG đã đệ trình đề xuất này vào tháng 10/2022 tới Tiểu ban về Địa tầng Đệ tứ (SQS). Nếu được xác nhận, nó sẽ phải trải qua hai vòng bỏ phiếu khác, trước khi Thế Nhân sinh được chính thức công nhận là kỷ nguyên địa chất, có thể là vào năm tới.