NASA điều tra khoảng trống kỳ lạ, mỗi ngày chỉ mở ra một lần tại cực Bắc

  •   32
  • 4.927

Một sự kiện bất thường trong bầu khí quyển của Trái đất vừa được NASA phát hiện, có thể sẽ gây ra một số vấn đề cho các vệ tinh và tàu vũ trụ trên quỹ đạo xung quanh Trái đất.

Theo The Mirror, một khoảng trống kỳ lạ, có dạng như "lỗ hổng hình phễu" vừa được tìm thấy tại từ trường Trái đất, nằm cách Bắc Cực khoảng 402km, và chỉ xuất hiện một lần mỗi ngày.


Khoảng trống kỳ lạ chỉ xuất hiện một lần mỗi ngày vào 12 giờ trưa (theo giờ địa phương) có thể sẽ ảnh hưởng đến từ trường ở cực Bắc. (ảnh minh họa).

Các nhà khoa học tại NASA là những người đã phát hiện ra khoảng trống kỳ lạ này, cũng như nhận thấy rằng nó đang gây nhiễu tín hiệu vô tuyến và GPS trong khu vực.

Do đó, khoảng trống kỳ lạ này có thể sẽ gây ra một số vấn đề cho các vệ tinh và tàu vũ trụ trên quỹ đạo xung quanh Trái đất.

Điều kỳ lạ là bất kỳ chiếc máy bay nào khi đi qua khu vực này dường như đều bị giảm tốc độ khi khoảng không gian mở ra.

Mark Conder, nhà vật lý học tại Đại học Alaska Fairbanks, cho biết: "Trên quỹ đạo, các tàu vũ trụ và vệ tinh thậm chí có thể sẽ gặp phải một lực cản đáng kể, giống như khi chúng vừa va phải một gờ giảm tốc".

NASA cho biết họ đang cố gắng tìm hiểu lý do tại sao vùng không gian kỳ lạ lại xuất hiện, cũng như những tác động tiêu cực của nó.

NASA chuẩn bị phóng một vệ tinh vào không gian để nghiên cứu khu vực phía trên Bắc Cực
NASA chuẩn bị phóng một vệ tinh vào không gian để nghiên cứu khu vực phía trên Bắc Cực, được gọi là đỉnh cực.

Hiện, một giả thuyết cho rằng lỗ hổng này có thể liên quan đến các hiệu ứng điện từ trong tầng điện ly, nằm tại bầu khí quyển trên của Trái đất do bị Mặt trời ion hóa, và mang theo các hạt điện tích.

Mặc dù có vẻ không đáng lo ngại lắm, song hiện tượng này có thể sẽ gây ảnh hưởng xấu tới từ trường ở cực Bắc - yếu tố nắm giữ vai trò ngăn chặn các dòng hạt tích điện từ Mặt trời, bảo vệ sự sống trên Trái đất.

Cập nhật: 04/12/2021 Theo Dân Trí
  • 32
  • 4.927