Sau gần 1 năm khi phó chủ tịch NASA Mike Pence công bố về chương trình Artemis để đưa phi hành gia trở lại Mặt Trăng vào năm 2024, chi phí dự kiến của chương trình này đã được công bố. Cụ thể, NASA cần thêm 35 tỉ USD nữa để có thể biến dự án này thành hiện thực vào năm 2024.
Về cơ bản, số tiền mà NASA yêu cầu lớn hơn rất nhiều so với ngân sách mà Nhà Trắng dưới thời tổng thống Trump đồng ý cung cấp cho cơ quan hàng không vũ trụ này. Trong đó, phần nhiều được dành cho việc phát triển hệ thống đưa phi hành gia hạ cánh xuống mặt trăng - khi mà theo ước tính của NASA, họ cần khoảng 3,37 tỉ USD cho hạng mục này vào năm nay.
NASA có thể kêu gọi đầu tư góp vốn với ngành khoa học vũ trụ.
Nếu như Quốc hội phê duyệt, đây sẽ là lần đầu tiên sau gần 60 năm chính phủ Mỹ trực tiếp rót tiền vào cho một dự án đưa con người lên mặt trăng kể từ thập niên 60 của thế kỷ trước. Bên cạnh đó, ngân sách của NASA sẽ được đầu tư vào một số nhiệm vụ khác trên Mặt Trăng như nghiên cứu việc tách băng đá từ các cực.
Tuy nhiên, chính vì ngân sách mà NASA yêu cầu rất lớn, nên không rõ Quốc hội Mỹ sẽ có phản ứng như thế nào. Trong một cuộc họp báo diễn ra gần đây, giám đốc tài chính Jeff DeWit của NASA tỏ ra hết sức tự tin về việc quốc hội sẽ thông qua hạng mục đầu tư này. Tuy nhiên, xét trên bối cảnh nguồn ngân sách cho nghiên cứu phát triển các dự án vũ trụ đang bị cắt giảm, việc đạt được con số 35 tỉ USD trong vòng 4 năm tới có lẽ vẫn rất khó khăn.
Thế nhưng, ngoài ngân sách đến từ chính phủ, NASA cũng có thể có một lựa chọn khác là kêu gọi vốn từ các nhà đầu tư có hứng thú với ngành khoa học vũ trụ:
"Trong khoảng thập niên 60, 70 và 80 của thế kỷ trước, không có mấy nhà đầu tư mặn mà với những dự án vũ trụ được cho là hết sức viển vông khi ấy. Do đó, chính phủ đã phải hỗ trợ NASA rất nhiều về mặt tài chính cho chương trình vũ trụ Apollo. Tuy nhiên, thời thế bây giờ đã thay đổi".
"Giờ đây, có rất nhiều nhà đầu tư sẵn sàng rót vốn vào mảng khoa học vũ trụ, bởi họ tin rằng nó sẽ có lợi cho mình trong tương lai. Việc thu hút thêm nhiều người quan tâm vào mảng phát triển khoa học vũ trụ là một điều hết sức có lợi".