Khi bị tiêu chảy nên ăn thực phẩm mềm và dễ tiêu hóa như cháo, súp gà, khoai tây hầm nhừ, tránh uống nước có ga và thực phẩm nhiều đường.
Tiêu chảy là một triệu chứng không phải bệnh. Người bị tiêu chảy sẽ đi ngoài liên tục, kéo dài trong một hoặc hai ngày và thường không quá nghiêm trong. Nhưng điều đó cũng ảnh hưởng ít nhiều đến sức khỏe như gây mất nước, khiến cơ thể kiệt sức, mệt mỏi.
Nguyên nhân phổ biến nhất của tiêu chảy là do nhiễm trùng vi khuẩn và điều này là do ăn phải thức ăn thiếu vệ sinh. Vậy khi bị tiêu chảy nên ăn gì?
Trong điều trị tiêu chảy, điều quan trọng nhất là đề phòng mất nước. Các bác sĩ khuyên bệnh nhân bị tiêu chảy nên uống nhiều nước hơn bình thường. Tốt nhất là uống nước đun sôi để nguội hoặc các dung dịch chế từ thực phẩm như cháo, nước cháo muối, nước gạo rang, nước cơm...
Người bị tiêu chảy nên uống nhiều nước.
Việt quất là một trong những "siêu thực phẩm" giúp đánh bại tình trạng tiêu chảy.
Lưu ý: Với các món gà rán dùng nhiều dầu ăn sẽ không được khuyến khích trong khẩu phần ăn của người bệnh, do chúng chứa hàm lượng chất béo nhiều sẽ khiến dạ dày người bệnh càng thêm khó tiêu.
Thực phẩm cần nấu kỹ, mềm, loãng hơn bình thường và ăn ngay sau khi nấu để đảm bảo vệ sinh, giảm nguy cơ bội nhiễm. Nếu phải dùng những thức ăn đã nấu sẵn thì cần phải đun lại trước khi dùng. Ngoài ra cần bổ sung thêm các loại quả chín hoặc nước quả chín như chuối, cam, chanh, xoài, đu đủ...để tăng lượng kali cần thiết cho cơ thể.
Lưu ý: Bệnh nhân bị tiêu chảy nên tránh ăn tinh bột nguyên hạt như ngô, đỗ vì khó tiêu hóa. Không dùng các loại thực phẩm chứa nhiều đường vì sẽ làm cho tình trạng tiêu chảy nặng hơn. Không dùng các loại nước giải khát công nghiệp vì chúng có thể làm bệnh tiêu chảy nặng thêm.
Bệnh nhân tiêu chảy nhiều, mất nước và điện giải nhiều, cần cho uống ORS và phối hợp truyền dịch mặn, ngọt. Ngoài ra còn cần có một chế độ ăn đủ nước và điện giải để chống lại sự mất nước, mất muối, đồng thời mang lại một số tối thiểu calo. Năng lượng khoảng 800kcalo, protein khoảng 15g.
Tổng năng lượng đưa vào: 1.200kcalo trở lên. Trong đó: đạm (protein): 30g (khoảng 0,6g/kg/ngày); bột đường 250g trở lên; chất béo: 10g; muối nêm vừa miệng; nước uống theo nhu cầu, thêm nước quả.
Ăn theo chế độ ăn bình thường có tăng đạm, calo, vitamin.
Hiệu quả dinh dưỡng của thực đơn: Năng lượng = 1504,6kcalo. Trong đó: đạm: 52,27g calo từ đạm 13,5%; chất béo 11,04g calo từ chất béo 6,5%; bột đường 278,23g.
Trái cây luôn là "cứu cánh" cho mọi loại bệnh.
Chuyển thức ăn lỏng dần sang thức ăn đặc. Cụ thể, thời gian đầu có thể chọn cháo lỏng, súp. Sau đó chuyển sang ngũ cốc, bột khoai, khoai lang nghiền, thịt nạc băm ...
Giờ ăn cũng rất quan trọng trong chế độ ăn uống. Tùy thuộc theo tình trạng bệnh mà bác sĩ và người nhà bệnh nhân để sắp xếp giờ ăn hợp lí, bổ sung đủ chất cho bệnh nhân. Hạn chế việc bệnh nhân bỏ bữa vì sẽ khiến tình hình bệnh càng trầm trọng.
Người bị tiêu chảy nên tránh các món ăn chứa nhiều dầu mỡ, thực phẩm chế biến sẵn hoặc thức ăn nhanh như bánh mì trắng, bánh rán, xúc xích…
Ngoại trừ sữa chua, thì người bị tiêu chảy cần hạn chế sử dụng sữa và các sản phẩm từ sữa vì chúng có thể làm bệnh tiêu chảy nặng hơn hoặc sinh khí, đầy hơi.
Những loại trái cây hoặc rau quả có thể sinh khí nên loại bỏ khỏi thực đơn như cải bông xanh, ớt, đậu, đậu Hà Lan, quả mọng, mận, đậu xanh, rau lá xanh, và ngô.
Ngoài ra, cũng không nên uống cà phê, rượu và đồ uống có ga vì không tốt cho quá trình hồi phục của cơ thể.
Hi vọng bài viết trên đã giúp bạn nắm được bị tiêu chảy nên ăn gì và không nên ăn gì, để có thể tự điều trị tại nhà tình trạng này.