Nga có thể ‘giết chết’ Trái đất

  •   3,916
  • 14.142

Các nhà khoa học thế giới dự báo nước Nga sẽ có lỗi lớn trong cái chết của Trái đất nếu không tìm ra được biện pháp kịp thời và hiệu quả.

Loài người đang bị đe doạ nghiêm trọng trong việc phát thải khí methane, mà Siberia có trữ lượng vô cùng lớn. Loại khí nguy hiểm ấy sẽ bao phủ toàn bộ hành tinh và đưa thế giới đến ngày tận thế. Các chuyên gia Nga và Mỹ là những người đầu tiên lo lắng chuyện này.

Khi metan cháy bùng từ những lỗ rò khí cấm lửa.
Khi methane cháy bùng từ những lỗ rò khí cấm lửa.

Hàng tỷ tỷ tấn methane đang nằm yên trong mỏ dưới các lớp bùn đóng băng ở Tây Siberia. Thập kỷ vừa qua băng bắt đầu tan chảy, kể cả tại những vùng xưa nay được gọi là “vùng băng giá vĩnh cửu".

Khí metan bị “nhốt” dưới các lớp băng đó sẽ “lách": qua những khe hở để thoát ra ngoài. Hàng năm khoảng 4 triệu tấn methane đi vào khí quyển.

Methane là chất khí ảnh hưởng đến hiệu ứng nhà kính lớn gấp 25 lần khí cacboníc. Hàm lượng của nó trong không khí càng cao bao nhiêu thì băng tan càng nhiều bấy nhiêu và lượng chất khí này thoát ra càng lớn bấy nhiêu.

10.000 năm trước tại các vùng này, những con voi mamut còn bị đông cứng lại và bị vùi dưới lớp băng dày, đến mức thịt của chúng còn tươi như thỉ ướp đông lấy ra từ tủ lạnh.

Trong nửa thế kỷ qua, nhiệt độ trung bình của Siberia tăng lên 3 độ C. Trong các thập kỷ tới các trận lụt lớn sẽ đe doạ các thành phố ven biển. Chúng sẽ huỷ hoại ngành nông nghiệp và làm nguồn nước ngọt bị nhiễm mặn.

Khí thiên nhiên làm nên sự giàu có của nước Nga ngày nay, đóng góp lớn vào ngân sách quốc gia đang trở thành một mối lo lắng, đòi hỏi cấp bách các nhà khoa học phải nghĩ ra được các biện pháp kịp thời và hiệu quả. Nếu không, nói một cách hình ảnh, những mỏ khí methane tại Siberia sẽ là những “quả bom hẹn giờ” để huỷ diệt Trái đất.

Tuy nhiên, người ta chưa có đủ số liệu để tính toán chính xác “giờ G” nào đó là bao lâu nữa mà đây mới là một cảnh báo để các nhà khoa học tập trung vào việc tìm ra biện pháp.

Cập nhật: 27/02/2017 Theo Vietnamnet
  • 3,916
  • 14.142