Nghiên cứu cuộc sống bất tử qua trí tuệ nhân tạo

  •  
  • 2.278

Các nhà khoa học ở Thụy Điển đang thử nghiệm tạo ra các bản sao chép số các tập tin trí nhớ của những người chết cho phép giao tiếp giữa người chết và người sống bằng cách sử dụng trí tuệ nhân tạo (AI) của robot.

Các gia đình tình nguyện hiện nay đang tìm đến với dự án, theo một bài tin trên tờ International Business Times.

Giao tiếp giữa người chết và người sống

TS Michio Kaku, chuyên nghiên cứu vật lý lý thuyết, đang nghiên cứu lực mạnh, lực yếu, lực hấp dẫn và điện từ nói rằng có thể tạo ra một robot bản sao chính xác của một người chết nếu tính cách của họ đã được tải về máy tính như một hình đại diện (avatar). Các avatar này sẽ chứa đựng các ký ức và tính cách giúp giao tiếp với những người thân như thể họ còn sống. Kaky cho rằng trên thực tế, những người đó trở nên bất tử.

Tại một hội nghị mới đây ở Lisbon, nhà vật lý Stephen Hawking, 76 tuổi, nói với cử tọa rằng con người phải biết làm thế nào kiểm soát máy tính khi AI có liên quan đến các nguy cơ khôn lường.

Trước đó, tổng giám đốc Tesla Elon Musk đã coi AI là sự đe doa lớn nhất của nhân loại. Nhưng công ty của ông đang nghiên cứu phát triển một công nghệ neural lace (ren thần kinh) có tên là Neuralink, cho phép cấy ghép các điện cực não rất nhỏ có đủ khả năng tải lên và tải về các tư tưởng.

Trí tuệ nhân tạo là gì?

Trí tuệ nhân tạo hay trí thông minh nhân tạo (AI: Artificial Intelligence) có thể được định nghĩa như một ngành của khoa học máy tính liên quan đến việc tự động hóa các hành vi thông minh. AI là một bộ phận của khoa học máy tính và do đó nó phải được đặt trên những nguyên lý lý thuyết vững chắc, có khả năng ứng dụng được của lĩnh vực này.

Ở thời điểm hiện tại, Thuật ngữ này thường dùng để nói đến các MÁY TÍNH có mục đích không nhất định và ngành khoa học nghiên cứu về các lý thuyết và ứng dụng của trí tuệ nhân tạo. Tức là mỗi loại trí tuệ nhân tạo hiện nay đang dừng lại ở mức độ những máy tính hoặc siêu máy tính dùng để xử lý một loại công việc nào đó.

Cập nhật: 11/03/2019 Theo Khoa học Phát triển
  • 2.278