Thông thường, bé ho do cảm lạnh, viêm mũi hoặc do nhiễm khuẩn cấp tính đường hô hấp trên. Bệnh có diễn tiến từ 2 đến 3 ngày và kèm theo các triệu chứng như nhảy mũi, nghẹt mũi, hắt hơi, giọng nói thay đổi, sốt, ho…
1. Cho trẻ uống mật ong mỗi sáng sớm sau khi thức dậy. Với trẻ trong độ tuổi 2-5 tuổi, bạn chỉ nên cho trẻ uống nửa thìa mật ong. Với những trẻ trong độ tuổi 6-11 tuổi, bạn cho trẻ uống một muỗng cà phê đầy đủ. Tránh cho trẻ dưới 1 tuổi uống mật ong nhé các mẹ vì mật ong có thể gây ngộ độc cho trẻ sơ sinh và trẻ dưới 1 năm tuổi.
2. Nếu nhà bạn có người hút thuốc lá, thuốc lào thì phải nhớ không bao giờ cho em bé nhà bạn đứng gần người đang hút thuốc vì khói thuốc trực tiếp hay gián tiếp đều có thể gây kích ứng đường hô hấp bị viêm và điều này có thể tạo thành những cơn ho.
3. Không cho trẻ tắm nước lạnh hay nước quá nóng. Chỉ cho trẻ tắm nước ấm và nhớ thêm vài giọt tinh dầu húng tây hoặc cây xô thơm trong nước ấm sẽ giúp cải thiện đường hô hấp cho con của bạn.
4. Luôn để ý đến chế độ ăn uống tự nhiên và khỏe mạnh cho bé nhà bạn bằng đa dạng các thực phẩm lành mạnh. Nếu bạn đang cho con bú mẹ, hãy tích cực cho con bú và bổ sung thêm chế độ ăn uống như trên cho bé.
5. Hãy luôn khuyến khích bé nhà bạn vận động hàng ngày bằng cách cho bé cùng đi bộ trong công viên. Để làm được điều này, cha mẹ bé đòi hỏi phải nâng cao tinh thần thể dục thể thao của bản thân và nhớ cho con mặc áo khoác mỗi khi đi ra ngoài trời thu lạnh và nhiều gió.
6. Đối với trẻ mới biết đi, bạn có thể cho con uống thuốc vi lượng đồng căn mà không cần phải lo lắng về bất kỳ tác dụng phụ nào.
7. Em bé nhà bạn phải luôn luôn đủ nước. Vì thế, mẹ bé luôn chú ý cung cấp cho bé uống đủ nước trong mùa thu đông dù trẻ không kêu khát nước.
Nếu bé vẫn sinh hoạt bình thường, không có dấu hiệu gì đặc biệt chỉ cần chăm sóc và theo dõi là đủ. Nên cho bé uống nhiều nước và nghỉ ngơi trong môi trường thoáng khí để giúp bé thở tốt hơn. Khi muốn dùng thuốc cho trẻ, cần tham vấn ý kiến bác sĩ trước.
Khi bé có tiền sử nhiễm hô hấp trên cấp tính, bạn cần chăm sóc bé cẩn thận như hút sạch dịch tiết ra ở mũi, nhỏ thuốc sát khuẩn để đề phòng bệnh có thể tái phát. Đưa bé đến bác sĩ nếu bệnh diễn tiến ở mức độ nặng như bị sốt cao và bỏ ăn uống.
Việc điều trị kịp thời và đúng cách còn phòng tránh cho bé những biến chứng khác của bệnh như viêm phổi, viêm phế quản và viêm mũi.
Nếu con của bạn ho và kèm theo những cơn sốt. Tình trạng này không thuyên giảm trong 2-3 ngày sau khi bạn đã áp dụng các biện pháp chăm sóc tại nhà cho con thì cần phải cho bé đến bác sĩ thăm khám và điều trị.