Nguyên nhân gây khó thở và cách xử lý khi bị khó thở

Khó thở là gì?
  •  
  • 739

Khó thở là khi bạn thở hơi ngắn hoặc thở khó khăn. Khó thở có thể xảy ra đột ngột (cấp tính) hoặc tiến triển từ từ theo thời gian (mãn tính). Khó thở là một cảm giác chủ quan khó chịu của người bệnh, với biểu hiện thường gặp thở nhanh hoặc khó khăn khi thở.

Khó thở không phải là bệnh mà nó là triệu chứng bệnh phổ biến liên quan đến vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Biểu hiện này tồn tại dưới dạng cấp tính hoặc mãn tính. Việc tìm hiểu nguyên nhân khó thở sẽ giúp bạn có những phương pháp điều trị bệnh phù hợp, hiệu quả.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng khó thở

1. Viêm phổi

Viêm phổi đại diện cho một dạng nhiễm trùng phổi. Các vi sinh vật như vi khuẩn, virus hoặc nấm có thể là nguyên nhân gây bệnh. Viêm phổi có thể ảnh hưởng xấu đến tính mạng người bệnh. Trẻ em dưới 2 tuổi và người lớn trên 65 tuổi đều có khả năng gặp phải tình trạng nặng hơn. Những người hút thuốc lá hoặc lạm dụng rượu bia có nguy cơ cao bị viêm phổi.

Các triệu chứng viêm phổi bao gồm ho, khó thở, sốt, thở dốc, mệt mỏi, đau ngực, buồn nôn và tiêu chảy. Cùng với đó là các biến chứng như áp xe phổi, vi khuẩn trong máu, hoặc tụ dịch màng phổi.

2. Hen suyễn

Hen suyễn là dạng phổi mãn tính do viêm và hẹp đường thở. Việc đường dẫn khí bị viêm gây ra tình trạng chất nhầy được sản sinh. Mức độ nghiêm trọng của bệnh hen có thể được phân loại là không liên tục, nhẹ, liên tục hoặc nghiêm trọng.

Các triệu chứng bao gồm ho, khó thở, thở khò khè và hơi thở gấp. Không có cách nào để hoàn toàn điều trị hen suyễn nhưng bệnh có thể được kiểm soát hiệu quả bằng thuốc.

Hen suyễn là dạng phổi mãn tính do viêm và hẹp đường thở.
Hen suyễn là dạng phổi mãn tính do viêm và hẹp đường thở.

3. Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính

Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính hay COPD là một dạng tiến triển của bệnh phổi. COPD khiến cho không khí vào và ra khỏi phổi trở nên khó khăn.

Các triệu chứng của COPD có thể bao gồm ho với lượng lớn chất nhầy, hơi thở gấp, khó thở, thở khò khè, mệt mỏi và giảm cân. Người bị bệnh nặng có thể được chữa trị thông qua các phương pháp giải phẫu làm giảm thể tích phổi hoặc cấy ghép phổi.

4. Ung thư phổi

Ung thư phổi là việc các tế bào bất thường phát triển không kiểm soát trong mô phổi. Đây là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong do ung thư. Có hai loại ung thư phổi chính: Ung thư phổi tế bào không nhỏ và ung thư tế bào nhỏ. Tế bào nhỏ là nguyên nhân phần lớn gây ung thư phổi (khoảng 85%), ung thư tuyến tụy, ung thư biểu mô tế bào vảy . Ung thư tuyến tiền cũng nằm trong những dạng phổ biến nhất của bệnh.

Các triệu chứng của ung thư phổi có thể bao gồm khó thở, hơi thở ngắn, ho dai dẳng, thở khò khè, hơi thở gấp, đau ngực, khàn tiếng, ho ra máu, đau xương và sụt cân. Việc điều trị bệnh có thể bao gồm một hoặc nhiều lựa chọn như phẫu thuật, hóa trị hoặc xạ trị.

5. Tràn khí màng phổi

Đây là một triệu chứng liên quan đến sự xuất hiện không bình thường của không khí giữa phổi và màng phổi. Tình trạng này gây ra sự suy giảm chức năng một phần hoặc hoàn toàn ở phổi. Tràn khí phổi có thể là do chấn thương ngực (hoại tử hoặc bị đâm), bệnh phổi hoặc do các dụng cụ hỗ trợ hít thở. Những người hút thuốc lá và những người được chẩn đoán mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD) hoặc hội chứng suy giảm miễn dịch (AIDS) có nguy cơ gặp phải tình trạng tràn khí màng phổi.

Các triệu chứng của tràn khí màng phổi có thể bao gồm hơi thở ngắn, đổ mồ hôi nhiều và đau ngực đột ngột. Các cá nhân được chẩn đoán tràn khí màng phổi nên tránh đi máy bay hoặc lặn sâu cho đến khi hết bệnh.

6. Thuyên tắc phổi

Thuyên tắc phổi chỉ tình trạng trong phổi có máu đông và gây tắc nghẽn động mạch phổi. Nguyên nhân chính của tắc mạch phổi là huyết khối tĩnh mạch sâu. Các yếu tố làm tăng nguy cơ cho sự phát triển bệnh tắc mạch phổi bao gồm ung thư, gãy xương hông hoặc chân, béo phì.

Các triệu chứng nghẽn mạch phổi có thể bao gồm hơi thở ngắn, lo lắng, đau ngực, ho ra máu và sưng tấy bắp chân. Thuyên tắc phổi có thể đe dọa tính mạng và được xem là trường hợp nguy hiểm.

7. Thiếu máu

Thiếu máu là nguyên nhân nổi bật gây khó thở khi nồng độ hemoglobin xuống thấp hơn 8-10 g/dl. Nếu hemoglobin tiếp tục hạ thấp, khó thở sẽ càng trở nên rõ rệt. Sự liên quan này rõ nét nhất trong tình trạng thiếu máu cấp. Nhiều cơ chế bù trừ sẽ khiến cảm giác khó thở của bệnh nhân thiếu máu mạn bớt rõ ràng hơn.

Thiếu máu là do thiếu hụt các tế bào hồng cầu bình thường trong máu. Việc chảy, giảm sản xuất máu có thể gây ra sự thiếu hụt hồng cầu. Chức năng của các tế bào hồng cầu là mang oxy đến các tế bào và các mô của cơ thể. Tác dụng của chứng thiếu máu có thể từ nhẹ đến nặng. Thiếu máu do thiếu sắt là loại phổ biến nhất.

Triệu chứng thiếu máu có thể bao gồm khó thở, hơi thở ngắn, mệt mỏi, chóng mặt, da nhợt nhạt và đau ngực. Bệnh có nhiều nguyên nhân gây ra bao gồm chảy máu, suy dinh dưỡng, thiếu chất sắt, bệnh thận và rối loạn di truyền. Thiếu máu có thể điều trị dễ dàng, nhưng cũng gây tử vong nếu không được quan tâm đúng mức.

Nếu hemoglobin trong máu càng thấp, khó thở sẽ càng trở nên rõ rệt.
Nếu hemoglobin trong máu càng thấp, khó thở sẽ càng trở nên rõ rệt.

8. Bệnh lý tim mạch

Bệnh lý tim mạch là nguyên nhân nổi bật gây khó thở. Trong nhiều trường hợp, bệnh nền khá rõ rệt như trong phù phổi hoặc nhồi máu cơ tim cấp. Ở những tình huống khác, nguyên nhân có thể sẽ ít rõ ràng hơn, như đối với trường hợp thông liên nhĩ hoặc hẹp 2 lá giai đoạn đầu. Đặc biệt ở những bệnh nhân đái tháo đường, tình trạng thiếu máu cơ tim do bệnh lý mạch vành có thể biểu hiện bằng những đợt khó thở gián đoạn không kèm theo đau ngực.

Suy tim mạn là một nguyên nhân phức tạp gây khó thở, do các than phiền của người bệnh thường chậm kết thúc ngay cả sau khi đã được điều trị tương đối đầy đủ. Trong những trường hợp này, người thầy thuốc cần đánh giá lại hiệu quả điều trị và tìm thêm những nguyên nhân khác như thiếu máu hoặc nhồi máu phổi. Khó thở là một trong các triệu chứng của bệnh nhân suy tim mạn.

9. Rối loạn lo âu tổng quát

Rối loạn lo âu tổng quát là một dạng bệnh về tinh thần. Bệnh thường gặp ở lứa tuổi 30-40, nữ nhiều hơn nam. Bệnh đặc trưng bởi sự lo lắng hoặc lo âu liên tục và thường xuyên cản trở các hoạt động sinh hoạt hàng ngày.

Các bệnh nhân khó thở do căn nguyên tâm lý thường biểu lộ sự lo âu căng thẳng cùng các triệu chứng tăng thông khí và than phiền về thị giác, chóng mặt, ngất xỉu, tê, châm chích quanh miệng và các ngón tay. Các triệu chứng của rối loạn lo âu tổng quát có thể là lo lắng quá mức, hơi thở gấp, khó chịu, mệt mỏi, khó ngủ, buồn nôn, nôn mửa và tiêu chảy.

10. Viêm màng phổi

Viêm màng phổi, hay còn được gọi là viêm phổi, chỉ tình trạng có màng đôi lót bên trong khoang ngực và xung quanh phổi. Các nguyên nhân gây viêm màng phổi khác bao gồm nhiễm trùng, ung thư, suy tim sung huyết, nghẽn mạch phổi, một số loại thuốc nhất định, tràn khí màng phổi và các bệnh tự miễn dịch (viêm khớp dạng thấp, lupus).

Một biến chứng thường gặp là sự tích tụ dịch dư thừa giữa các lớp màng phổi, được gọi là tràn dịch màng phổi. Triệu chứng chính của bệnh viêm màng phổi là khó thở, đau ngực khi thở, hụt hơi, ho, sốt, đau vai hoặc lưng.

11. U hạt

U hạt là tình trạng phát triển của các cụm tế bào viêm trong nhiều cơ quan khác nhau của cơ thể người. Bệnh có thể ảnh hưởng đến bất kỳ đâu nhưng thường tác động đến phổi. Vẫn chưa có nguyên nhân của u hạt nhưng các nhà nghiên cứu tin rằng đó có thể là phản ứng của hệ thống miễn dịch của cơ thể với chất lạ. Các yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng phát triển u hạt bao gồm bệnh nhân thuộc giới tính nữ, tiền sử bệnh của gia đình.

Các triệu chứng của u hạt là ho, khó thở, hơi thở gấp, thở khò khè, sốt, mệt mỏi, giảm cân, đau khớp, phát ban da, đau ngực, động kinh và mất thị giác.

12. Bệnh lao

Bệnh lao là một bệnh truyền nhiễm rất mạnh, chủ yếu ảnh hưởng đến phổi. Các trường hợp mắc bệnh lao có thể gặp các triệu chứng như sốt, mệt mỏi, hơi thở gấp, ho ra máu, đổ mồ hôi vào ban đêm và giảm cân.

Những tác nhân gây ra các bệnh ở đường hô hấp luôn tồn tại xung quanh chúng ta. Do đó, nếu có bất kỳ triệu chứng bất thường nào trong việc hô hấp, bạn nên đến khám bác sĩ ngay để được chẩn đoán và điều trị bệnh kịp thời.

Khó thở là triệu chứng thường gặp nhất khi xử lý các trường hợp bệnh lý tim phổi. Triệu chứng này hoàn toàn chủ quan và hay thay đổi. Bằng một phương pháp tiếp cận tinh tế, từng bước, bắt đầu từ việc khai thác bệnh sử và thăm khám lâm sàng kỹ lưỡng cùng các xét nghiệm phù hợp để kiểm tra sẽ đưa đến chẩn đoán chính xác trong đa số trường hợp. Các trường hợp khó thở chưa giải thích được sau những biện pháp đánh giá thường quy cần được giới thiệu đến bác sĩ chuyên khoa.

Cách xử trí để làm giảm tình trạng khó thở

1. Thở sâu

Thở sâu đường bụng có thể giúp bạn kiểm soát tình trạng khó thở. Để làm điều này tại nhà, bạn cần:

  • Nằm xuống, đặt hai tay lên bụng
  • Hít sâu qua mũi, phình bụng và để phổi chứa đầy không khí
  • Nín thở sâu trong vài giây
  • Thở chậm qua miệng cho đến khi phổi hết không khí
  • Lặp lại trong 5 đến 10 phút

Bài tập này có thể được thực hiện vài lần trong ngày, hoặc mỗi khi bạn bị khó thở. Tốt nhất là giữ nhịp thở chậm, sâu và dễ dàng, hơn là thở nhanh.

2. Thở mím môi

Thở mím môi được xem là kỹ thuật đơn giản để kiểm soát tình trạng khó thở. Nó giúp bạn nhanh chóng mở rộng đường thở để hít vào, thở ra dễ dàng và sâu hơn. Đồng thời kỹ thuật này cũng hỗ trợ loại bỏ những tác nhân, hay tình trạng không khí ứ cặn mắc kẹt trong phổi.

Bạn có thể áp dụng kỹ thuật này bất kỳ khi nào cảm thấy khó thở, đặc biệt khi bạn làm những công việc khó nhọc như nâng, vác vật nặng, leo cầu thang.

Để thực hiện kỹ thuật này, bạn thực hiện các bước sau:

  • Bước 1: Thư giãn, thả lỏng cơ vai và cổ
  • Bước 2: Đặt một tay lên thành bụng
  • Bước 3: Hít sâu vào bằng đường mũi 2 nhịp, lúc này miệng vẫn đóng và người bệnh cảm thấy thành bụng hơi căng ra
  • Bước 4: Thở mím môi (chúm môi) lại cho hơi thở từ từ thoát ra kẽ môi, thành bụng xẹp dần xuống.

Thở mím môi được xem là kỹ thuật đơn giản để kiểm soát tình trạng khó thở
Thở mím môi được xem là kỹ thuật đơn giản để kiểm soát tình trạng khó thở.

3. Ngồi thả lỏng và hơi nhô người về phía trước

Thả lỏng cơ thể khi đang ngồi trên ghế giúp thần trí và cả cơ thể được thư giãn, từ đó giúp bạn hít thở dễ dàng hơn rất nhiều.

Tư thế này thực hiện như sau:

  • Ngồi trên ghế, lòng bàn chân đặt xuống sàn, ngực hơi chếch về phía trước một chút
  • Nhẹ nhàng đặt cùi chỏ lên đầu gối hoặc 2 tay giữ lấy cằm
  • Luôn giữ cho phần vai, cổ thả lỏng

4. Hít hơi nước

Hít hơi nước có thể giúp làm thông mũi, giúp thở dễ dàng hơn. Hơi nóng và độ ẩm từ hơi nước cũng có thể làm tan chất nhầy trong phổi, giúp giảm sự thở.

Để hít hơi nước tại nhà, bạn cần:

  • Đổ đầy nước nóng vào bát
  • Thêm một vài giọt tinh dầu bạc hà hoặc tinh dầu khuynh diệp
  • Cúi mặt trên bát nước, dùng một chiếc khăn trùm qua đầu
  • Thở sâu, hít hơi nước
  • Điều quan trọng là đảm bảo rằng nước đã hơi nguội sau khi vừa đun sôi. Nếu không, hơi nước có thể làm bỏng da.

5. Tìm tư thế thoải mái

Rất nhiều trường hợp mắc phải chứng khó thở trong lúc ngủ. Tình trạng này sẽ khiến bạn phải thức giấc nhiều lần, làm ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của bạn. Việc nằm ngủ ở tư thế thoải mái sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều trong trường hợp này. Bạn cần tìm một tư thế thoải mái và được nâng đỡ để đứng hoặc nằm có thể giúp một số người thư giãn và thở lại bình thường. Nếu thở gấp là do lo lắng hoặc do gắng sức quá mức thì phương pháp này đặc biệt hữu ích.

Những tư thế sau đây có thể làm giảm áp lực lên đường thở của một người và cải thiện hô hấp:

  • Ngồi cúi ra trước trên một chiếc ghế, tốt nhất với đầu tựa lên bàn
  • Dựa vào tường để lưng được chống đỡ
  • Đứng chống hai tay xuống bàn, để bớt trọng lượng lên chân
  • Nằm nghiêng một bên, với một chiếc gối kẹp giữa 2 chân, kê đầu cao lên bằng 1 hoặc nhiều chiếc gối sao cho bạn cảm thấy thoải mái nhất, đồng thời giữ lưng thẳng
  • Nằm ngửa, thẳng lưng, kê cao đầu bằng 1 hoặc 2 chiếc gối (tùy), đồng thời đặt thêm 1 chiếc gối ở dưới 2 đầu gối

6. Sử dụng máy quạt

Nghiên cứu thấy rằng việc sử dụng quạt cầm tay để quạt không khí qua mũi và mặt có thể giúp loại bỏ cảm giác khó thở. Việc cảm thấy lực của luồng không khí trong khi hít sẽ giúp bạn cảm thấy như có thêm không khí vào phổi. Cách điều trị đã được thấy là có hiệu quả trong việc giảm cảm giác khó thở.

Tuy nhiên, việc sử dụng quạt không thực sự cải thiện khi triệu chứng là do một bệnh lý nền nào đó gây ra.

7. Uống cà phê

Chất caffeine trong cà phê có thể làm giảm sự mệt mỏi của cơ ở đường hô hấp.
Chất caffeine trong cà phê có thể làm giảm sự mệt mỏi của cơ ở đường hô hấp.

Uống cà phê đen có thể giúp giải quyết tình trạng khó thở, vì chất caffeine trong cà phê có thể làm giảm sự mệt mỏi của cơ ở đường hô hấp.

Một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng caffeine có tác dụng cải thiện nhẹ chức năng hô hấp ở những người bị hen suyễn. Tác dụng này có thể đủ để giúp họ dễ hít thở hơn. Bên cạnh đó, việc thay đổi lối sống cũng có thể giúp bạn cải thiện tình trạng sức khỏe. Bằng việc từ bỏ thói quen hút thuốc lá, tránh xa khói thuốc, các chất gây dị ứng, nguồn ô nhiễm trong không khí là bạn có thể kiểm soát được chứng khó thở và giảm thiểu nguy cơ lên cơn hen nữa đấy.

8. Uống trà gừng

Một liệu pháp khác để giải tỏa hơi thở bị sức ép đường mũi, giống như phải thở bằng đường miệng chính là trà gừng.

Gừng là một nguyên liệu làm lành ưu việt và dễ dàng tìm được ngay tại nhà. Gọt vỏ và cắt vài lát gừng tươi cho vào 2 cốc nước sôi. Đậy nắp trong 10 phút, cho thêm chanh và mật ong vào và uống, bạn sẽ thấy dễ thở hơn.

Nếu tình trạng khó thở kéo dài kèm nhiều biến chứng nghiêm trọng, bạn cần đi khám bác sĩ ngay để tìm ra nguyên nhân chính xác.

Nếu bạn được chẩn đoán hen suyễn, đừng quên mang theo bình xịt giãn phế quản mỗi ngày để hỗ trợ đường thở.

Để phòng tránh hiện tượng khó thở bạn cần tìm ra nguyên nhân và cố gắng giải quyết nó nếu có thể. Không hút thuốc, hoặc khám tư vấn cai thuốc lá bởi vì các bệnh lý phổ biến gây ra khó thở thường nhiều ở những người hút thuốc. Nếu bạn duy trì được cân nặng bình thường và tập thể dục thường xuyên, bạn sẽ ít có nguy cơ bị khó thở.

Cập nhật: 04/03/2020 Theo vinmec
  • 739