Nhật phóng vệ tinh Internet

  •  
  • 135

Cơ quan hàng không Nhật Bản vừa phóng một vệ tinh truyền thông thử nghiệm được thiết kế nhằm hiện thực hóa khả năng truyền dữ liệu siêu tốc độ trong nước và ở Đông Nam Á.

Tên lửa H-2A rời khỏi bệ phóng trên đảo Tangashima vào ngày 23 tháng 2 năm 2008. Cơ quan hàng không Nhật Bản cho biết đây là vệ tinh truyền thông được thiết kế nhằm cung cấp đường truyền dữ liệu siêu tốc. Tên lửa mang vệ tinh được phóng vào 5:55 chiều (8:55 GMT). 

Tên lửa H-2A

 

Cơ quan này hy vọng có thể truyền dữ liệu lên đến 1.2 Gbs/giây với giá thấp trên toàn Nhật Bản và ở 19 vùng khác thuộc Đông Nam Á. JAXA phát triển Kizuna cùng với một cơ quan chính phủ khác Viện Thông tin liên lạc Quốc gia và tập đoàn Mitsubishi Heavy Industries.

Theo phát ngôn viên của JAXA - Asaka Hagiwara, chi phí phát triển, phóng và điều hành vệ tinh này ước lượng vào khoảng 480 triệu đô-la.

Nhật vẫn chưa gia nhập và thị trường vệ tinh quốc tế, và Kizuna dự tính sẽ hoạt động trong 5 năm, không được thương mại hóa. Tên lửa H-2A là một trong những tên lửa tiên tiến và đáng tin cậy nhất trên thế giới – vụ phóng lần này là thành công thứ 8 liên tiếp của tên lửa này.

Nhật phóng vệ tinh đầu tiên vào năm 1970 và đã đạt được nhiều thành tựu khoa học quan trọng – bao gồm phóng một kính viễn vọng thu thập mẫu từ một thiên thạch. Nước này đang cố gắng bắt kịp đối thủ láng giềng Trung Quốc, họ đã đưa được phi hành gia vào không gian 2 lần kể từ năm 2003 và là nước thứ 3 đưa người vào vũ trụ sau Nga và Mỹ. Nhật đã thông báo sẽ gửi phi hành gia đầu tiên vào không gian và thành lập căn cứ trên mặt trăng vào năm 2025.

Vào tháng 2 năm 2007, cơ quan này phóng vệ tinh thu thập thông tin tình báo thứ 4 vì lo ngại chương trình tên lửa và vũ khí hạt nhân của nước láng giềng Triều Tiên.

phát triển trong nước mang vệ tinh “Kizuna” được phóng từ hòn đảo Tanegashima phía nam, truyền hình trực tiếp trên Internet bởi Cơ quan thám hiểm Hàng không Nhật Bản (JAXA). Vệ tinh được trang bị hai ăng-ten đa tia lớn tách biệt khỏi tên lửa và đi vào quỹ đạo cách trái đất 175 dặm thành công.
Tuệ Minh (Theo PhysOrg)
  • 135