Những bí kíp làm đẹp cổ xưa đến nay

Các cách làm đẹp thời xưa
  •  
  • 1.113

Phụ nữ xưa dùng ngọc lăn mặt để lưu thông máu, thoa nước hoa hồng, mặt nạ đất sét dưỡng ẩm da... cũng là cách làm đẹp ngày nay.

Thời xa xưa, phụ nữ luôn tìm kiếm những bí quyết khác nhau để nuôi dưỡng làn da của mình. Từ người Ai Cập cổ đại sáng chế nước hoa và mỹ phẩm, cho đến người Trung Quốc sáng tạo ra các bí quyết làm sáng và săn chắc da bằng thảo mộc tự nhiên.

Theo Eluxemagazine, rất lâu trước khi ngành thương mại mỹ phẩm ra đời, phụ nữ cổ đại đã tìm kiếm các thực phẩm chiết xuất tự nhiên để nuôi dưỡng làn da của mình. Trong đó, một số biện pháp hiệu quả mà ngày nay vẫn được áp dụng:

Bột ngọc trai

Phụ nữ Trung Quốc thời Minh thoa bột ngọc trai lên da để dưỡng ẩm. Thậm chí, các vị Hoàng hậu Trung Quốc ăn cả thứ đó. Trong cuốn sách về y học cổ truyền từ Triều đại Triều Tiên Jose Joseon có chia sẻ công thức là trộn bột ngọc trai với sữa, thoa lên da để có tác dụng tốt nhất.

Ngày nay, phụ nữ vẫn áp dụng phương pháp này để làm đẹp. Một nghiên cứu của Đài Loan đã chứng minh rằng, bột ngọc trai thực sự giúp trẻ hóa làn da, giảm sắc tố melanin gây thâm nám làn da, bổ sung collagen và giúp củng cố xương bằng canxi tự nhiên. Ngọc trai cũng giúp làn da trắng sáng, đều màu, không kích ứng da và có tác dụng chống viêm.

Ngọc lăn mặt

Ngọc lăn mặt được sử dụng để kích thích huyệt đạo, máu lưu thông tốt, làm sáng da.
Ngọc lăn mặt được sử dụng để kích thích huyệt đạo, máu lưu thông tốt, làm sáng da.

Vào thời cổ đại, phụ nữ sử dụng con lăn ngọc, là một viên đá làm từ ngọc, để nhắm vào các huyệt đạo, giúp lưu thông máu. Ngọc bích đã được hoàng gia Trung Quốc sử dụng trong nhiều thế kỷ để giúp làn da mịn màng, bóng bẩy, làm giảm nếp nhăn.

Ngày nay, con lăn ngọc này vẫn được bán tại các cửa hàng mỹ phẩm, phụ nữ hoàn toàn có thể sử dụng lại nghi thức cổ xưa này tại nhà. Đầu tiên, rửa sạch mặt, thoa kem dưỡng ẩm, sau đó lăn con lăn ngọc bích từ giữa hướng ra ngoài khuôn mặt giúp các mạch máu lưu thông, làm làn da sáng lên.

Bạc hà

Người Trung Quốc từ nhiều thế kỷ trước đã tìm kiếm ra cây bạc hà, được cho là loại thảo dược lý tưởng để điều trị mụn trứng cá, chàm và bệnh vẩy nến. Họ đun rễ bạc hà lấy nước uống. Rễ tự nhiên này chứa các chất chống oxy hóa baicalin, oroxylin A và wogonin, có tác dụng ức chế sản xuất melanin, một sắc tố làm thâm nám trên da, gây mụn, tổn thương do ánh nắng mặt trời.

Trầm hương

Kể từ thời kinh thánh, nhựa thơm này đã được sử dụng để chữa lành vết thâm và vết thương. Trên thực tế, trước khi kháng sinh được phát minh, nhũ hương có giá trị hơn vàng do chất lượng kháng khuẩn tự nhiên của nó. Trầm hương rất giàu axit boswellic, giúp làm giảm sẹo và các dấu hiệu lão hóa. Hơn thế, nó đem lại mùi thơm tuyệt vời.

Dầu nghệ tây

Người cổ đại tắm lâu trong sữa lừa được tẩm nghệ tây để cải thiện làn da. Vào năm 2010, một nghiên cứu của Iran đã phát hiện ra rằng nghệ tây là một loại kem chống nắng tự nhiên. Ngoài ra, nghệ tây từ dãy núi High Atlas của Ma-rốc chứa hàm lượng chất chống oxy hóa cao, giúp da săn, làm mờ nếp nhăn, chảy xệ, tàn nhang và xỉn màu.

Ngày nay, một số phụ nữ Ấn Độ và Ma-rốc vẫn áp dụng bôi dầu nghệ trên má như một hình thức trang điểm truyền thống, giúp cân bằng hormone và cải thiện sắc tố da.

Kohl - phấn trang điểm mắt

Phấn trang điểm Kohl được làm bằng cách mài stibnite
Phấn trang điểm Kohl được làm bằng cách mài stibnite, một loại khoáng chất tự nhiên, sử dụng như bút kẻ mắt bây giờ.

Người Ai Cập cổ đại nổi tiếng vì sử dụng loại mỹ phẩm này như một lớp lót dày cho đôi mắt và phần lông mày. Theo truyền thống, phấn trang điểm này được làm bằng cách mài stibnite, một loại khoáng chất tự nhiên, được sử dụng rộng rãi ở Nam Á, Trung Đông, Bắc Phi, châu Phi và một phần của Tây Phi như bút kẻ mắt bây giờ.

Kohl đã được sử dụng ở Ấn Độ như một loại mỹ phẩm trong thời gian dài. Ngoài ra, các bà mẹ sẽ áp dụng kohl cho con của họ ngay sau khi sinh để ngăn đứa trẻ bị con mắt độc ác nguyền rủa. Ngày nay, mỹ phẩm này được sử dụng mạnh mẽ, chủ yếu trong các ngành thương mại trang điểm mắt.

Henna – thuốc nhuộm tóc

Người Ấn Độ từ thế kỷ 20 trước công nguyên thường dùng cây lá móng tay (cây henna) để nhuộm tóc. Đây là dược liệu quen thuộc trong văn hóa Ấn Độ. Họ lấy lá cây sấy khô, nghiền thành bột mịn, sau đó tạo thành hỗn hợp sệt để thoa lên tóc hoặc da để nhuộm thành màu cam, hoặc nâu. Dung dịch này cũng được sử dụng làm mực vẽ trang trí các hình thù theo nhiều họa tiết đẹp mắt với ý nghĩa cầu bình an, may mắn. Xu hướng vẽ henna vẫn còn lưu truyền đến ngày nay và trở thành nét đẹp văn hóa của người Ấn Độ.

Vẽ Henna
Trang trí tay, chân bằng bột henna trong truyền thống của người Ấn Độ.

Cánh hoa hồng

Cánh hoa hồng, dầu hoa hồng và nước hoa hồng là bí quyết làm đẹp, trị liệu bằng hương thơm phổ biến mà người phụ nữ cổ đại sử dụng. Người Babylon cổ đại biết rằng nước hoa hồng là một chất dưỡng ẩm da tuyệt vời khi chứa các chất chống oxy hóa. Nó được thoa lên mặt, tóc hoặc cả cơ thể để làm sáng da và tóc. Hơn thế, dầu hoa hồng được cho là có tác dụng chống trầm cảm, chống viêm, khử trùng, kích thích tình dục.

Ngày này, các mỹ phẩm làm từ hoa hồng, đặc biệt loại hoa hồng Bungari hoặc Rosa Damascena có chế độ tinh khiết cao hơn, được phụ nữ tin dùng với công dụng dưỡng ẩm làn da hiệu quả.

Phòng tắm Hammam

Phòng tắm bằng hơi nóng Hammam giúp tẩy da chết hiệu quả, tâm trí thoải mái.
Phòng tắm bằng hơi nóng Hammam giúp tẩy da chết hiệu quả, tâm trí thoải mái.

Phòng tắm Hammam là phòng tắm bằng hơi nóng, đã được phụ nữ Bắc Phi và Đông Âu thời xưa áp dụng để làm đẹp. Đầu tiên, bạn sẽ được bước vào một căn phòng ấm áp, tại đó sẽ có những vật dụng như găng tay xơ mướp để cọ rửa. Tắm tại một căn phòng như vậy sẽ làm da chết bị bong nhiều hơn, làn da được dưỡng ẩm và đều màu. Ngoài ra, cảm giác ngâm mình trong nước nóng sẽ làm tâm trí bạn thoải mái và tươi mới hơn.

Đất sét tự nhiên

Đất sét đã được sử dụng từ thời thượng cổ để thanh lọc độc tố trong cơ thể. Thậm chí một số động vật như voi, hà mã... sử dụng nó để làm mát da và ăn nó để giải độc.

Theo các nhà nghiên cứu, đất sét tinh khiết có thể làm sạch cơ thể, loại bỏ kim loại nặng và các tạp chất khác. Con người có thể sử dụng chúng bằng cách uống, nhưng phổ biến hơn, người xưa sử dụng đất sét ở dạng mặt nạ để làm đều màu da. Đất sét được trộn với nước, bôi lên da khắp cơ thể sẽ giúp dưỡng da hiệu quả.

Ngày nay, nhiều loại mặt nạ dưỡng da bằng đất sét được phụ nữ ưa chuộng, được cho là dưỡng ẩm và có tác dụng tốt trong việc loại bỏ các sắc tố da thâm nám, làm da đều màu và sáng mịn.

Giấm táo

Giấm táo
Giấm táo được sử dụng để làm đẹp da, giữ dáng.

Người Hy Lạp cổ đại có phát minh vĩ đại là dùng giấm táo để chữa trị mụn trứng cá và các vấn đề da đầu. Ngày nay, giấm táo vẫn được ưu tiên trong làm đẹp cho tóc và da mà nhiều người yêu thích. Nước hoa hồng cũng là sản phẩm chăm sóc da được sử dụng từ rất sớm. Nước hoa hồng có tinh chất dưỡng ẩm, làm sáng da và lại có màu sắc tươi tắn, mùi thơm tự nhiên dịu nhẹ.

Sáp ong

Người Trung Quốc thì dùng sáp ong thuần chất, hoặc bôi thêm dầu trà, khoáng chất màu đỏ, mỡ động vật dưỡng môi và tạo màu sắc hồng hào. Khoảng từ thế kỷ thứ 2 trước Công nguyên, phụ nữ dùng lông chim, vảy cá, cánh chuồn chuồn, đá quý hoặc mực chu sa để vẽ hoa trên mặt để làm đẹp. Ngay từ thời cổ, phụ nữ ở nước này đã biết dùng nghệ làm trắng, kháng khuẩn và làm đều màu da.

Hỗn hợp tro xương, mỡ và dầu hoa nhài

Ở xứ Iran, từ thế kỷ 19 trước Công nguyên, người dân đã dùng hỗn hợp tro xương, mỡ và dầu hoa nhài để làm mềm da trước khi nhổ chân mày. Thường ngày, họ cũng trộn lòng trắng trứng gà, nước hoa hồng và nước cốt chanh để ngăn ngừa mụn nhọt. Đây là cách chăm sóc da vẫn còn thông dụng cho tới ngày nay.

Nguyên liệu tự nhiên: Gừng, chanh, bột ngọc trai, mật ong

Phụ nữ Việt Nam từ xa xưa đã ưa thích nguyên liệu tự nhiên như gừng, chanh, bột ngọc trai, mật ong… khi chăm sóc da mặt, cơ thể. Ngoài ra, dân gian còn lưu truyền cách sử dụng vỏ bưởi, bồ kết, hương nhu giúp mái tóc dài càng trở nên mượt mà, đen bóng. Nước vo gạo dùng để rửa mặt cũng là bí quyết làm trắng da, se khít lỗ chân lông, cung cấp các vitamin và khoáng chất được nhiều thế hệ phụ nữ Việt Nam truyền lại.

Cập nhật: 14/05/2024 Theo VNE/VTV
  • 1.113