Công dụng của bã cà phê

Những công dụng “không tưởng” của bã cà phê khiến bạn bất ngờ
  •   3,210
  • 34.799

Nhiều người đã biết bã cà phê là loại “phân bón” rất tốt bởi nó làm giàu ni-tơ cho đất, nhưng có lẽ ít người biết rằng bã cà phê có nhiều công dụng hữu ích khác như khử mùi, đuổi kiến, làm mượt tóc...

Đuổi mèo

Rắc hỗn hợp bã cà phê và vỏ cam xung quanh vườn hoặc xung quanh các chậu cây cảnh để ngăn không cho lũ mèo đào bới phá hỏng chúng. Việc này không những có lợi cho đất và bảo vệ cây cối, mà còn bảo vệ cho chính những chú mèo bởi lẽ trong vườn có khá nhiều loài cây có hại cho chúng.

Bã cà phê rất hữu dụng cho cuộc sống của chúng ta.
Bã cà phê rất hữu dụng cho cuộc sống của chúng ta. (Ảnh: WordPress).

Dùng để khử mùi

Cà phê có thể hấp thụ mùi từ môi trường xung quanh nó, vì vậy nó có thể là chất khử mùi tự nhiên khá hữu dụng. Để khử mùi trong tủ lạnh, hãy phơi khô bã cà phê rồi cho vào một cái tách và đặt trong tủ lạnh. Muốn khử mùi hành, tỏi hay các loại thực phẩm nặng mùi khác bám dai trên tay, hãy dùng bã cà phê chà xát một lúc, mùi khó chịu sẽ biến mất.

Tương tự, bạn có thể sử dụng bã cà phê để khử mùi nhà vệ sinh, hộp đựng thức ăn lâu ngày. Nếu muốn khử mùi khó chịu của cơ thể, hãy bọc bã cà phê vào một túi vải, xoa khắp mình khi tắm....

Sau một ngày đi làm về, đôi giày và chân của bạn bốc mùi khó chịu, ngày mai bạn không tự tin đi đôi giày đó nữa. Hãy lấy ít bã cà phê đặt vào đôi giày vừa đi, để nó loại bỏ mùi hôi trong giày của bạn. Nếu muốn thoát khỏi mùi hôi chân, có thể rửa chân bằng nước có thêm bã cà phê mỗi ngày. Hoặc muốn khử mùi hôi nách cũng có thể lấy bã cà phê chà lên.

Khử mùi hôi trong tủ lạnh: Bã cà phê có tác dụng như một chất hấp thụ mùi. Hãy để một bát nhỏ đựng bã cà phê trong tủ lạnh qua đêm, mùi khó chịu trong tủ lạnh sẽ hoàn toàn biến mất, giúp bạn bảo quản thực phẩm tốt hơn. Lặp lại quá trình này vài tuần một lần để đạt được hiệu quả tốt nhất. Bạn cũng có thể để bã cà phê trong tủ lạnh qua nhiều ngày để khử mùi tanh của thịt, cá...

Bên cạnh đó, nếu tay bạn bám mùi thực phẩm như cá, tỏi trong quá trình chế biến, hãy xoa tay với một nắm bã cà phê, sau đó rửa lại bằng xà phòng.

Tẩy tế bào chết

Nghe có vẻ ngớ ngẩn nhưng đây thực sự là môt ý tưởng hiệu quả. Chất caffeine trong bã cà phê làm tăng lượng máu, hiệu quả trong việc điều trị đối với những vùng da sần sùi do bị tích mỡ hoặc bị rạn do độ đàn hồi của da kém, cũng như thu nhỏ lỗ chân lông... Vì thế, ngoài tác dụng giúp đầu óc tỉnh táo, chất này còn đem lại sức sống cho làn da của bạn.

Do vậy, hãy hãy trộn đều bã cà phê và dầu ôliu hay đơn giản là chà bã cà phê lên mặt, thư giãn trong 30 phút rồi rửa sạch. Đối với da dầu thì có thể trộn thêm sữa chua trước đi đắp lên da. Mùa hè đã đến, bạn có thể chế bã cà phê với sữa rửa mặt. Rửa mặt trước, rồi thoa kem chống nắng trước khi ra ngoài để có làn da mịn, không bắt nắng.

Loài kiến không thích mùi hương và các thuộc tính của cà phê.Loài kiến không thích mùi hương và các thuộc tính của cà phê.

Trừ kiến

Nếu bạn bực bội với lũ kiến nhưng không tài nào tống khứ chúng đi được, hãy thử rắc bã cà phê ở những nơi chúng thường "đột nhập” vào nhà bạn như cửa ra vào. Ni-tơ có trong bã cà phê sẽ làm bỏng chân kiến, vì vậy chúng sẽ không dám bước qua loại “bùa trừ kiến” này. Nếu mạnh tay hơn bạn cũng có thể đổ thẳng bã cà phê vào tổ kiến và chúng sẽ không còn quấy rầy bạn nữa.

Chải lông cho vật nuôi

Trộn bã cà phê với một chút nước và bạn đã có một dung dịch tuyệt vời làm đẹp cho thú cưng. Bôi dung dịch này lên lông của con vật, nó sẽ có làm mềm lông, làm màu lông đẹp hơn. Hơn thế, nhiều người còn cho rằng bã cà phê có thể diệt được các loài bọ chét cũng như ký sinh trùng khác.

Làm sạch chai lọ

Với những chai lọ hẹp miệng không thể thò tay vào rửa, hãy cho một ít bã cà phê vào trong rồi xúc với nước lạnh cho sạch.

Bã cà phê làm cho đất màu mỡ, giàu axit hơnBã cà phê làm cho đất màu mỡ, giàu axit hơn

Phân bón

Bã cà phê được người làm vườn rất ưa chuộng vì nó thích hợp để làm phân bón. Khi trộn với các chất dinh dưỡng trong đất, bã cà phê làm cho đất màu mỡ, giàu axit hơn. Cây cối sẽ phát triển mạnh trong đất axit vì nó có thể nhận được nhiều chất dinh dưỡng từ đất. Nếu bạn có một nguồn cung cấp bã cà phê, hãy giữ lại và làm cho vườn cây của bạn nở hoa quanh năm.

Nếu bạn muốn vụ cà rốt và củ cải bội thu, hãy trộn hạt giống của chúng với bã cà phê đã phơi khô, sau đó gieo hỗn hợp này như bình thường và chờ đợi một đợt thu hoạch năng suất cao.

Làm tóc bóng mượt

Bã cà phê còn có thể dùng để chăm sóc tóc và làm tóc bóng mượt. Xát bã cà phê lên tóc ướt và xoa bóp đều trong vài phút, sau đó xả sạch tóc với nước. Nếu không muốn bã cà phê làm nghẹt lỗ thoát nước, hãy hứng nước xả vào một cái chậu rồi tưới cây: một công đôi chuyện!

Nhuộm màu

Nếu bạn đổ nước sôi vào bã cà phê, bạn có biết mình đã tạo ra một loại thuốc nhuộm màu nâu cho vải, cho một tác phẩm nghệ thuật hay các ứng dụng khác.

Bã cà phê giúp trị mắt thâm quầng

Nếu bạn bị thâm quầng mắt mà không muốn bỏ ra số tiền lớn để dùng mỹ phẩm, thì bã cà phê là sự lựa chọn lý tưởng của bạn. Bởi vì, trong bã cà phê có chứa lượng lớn caffeine – đây là chất có khả năng rất hữu hiệu trong việc kích thích tuần hoàn máu và chống viêm, sử dụng thường xuyên tình trạng thâm quầng và sưng mí mắt giảm đáng kể.

Bã cà phê giúp làm trắng da

Ngoài tác dụng tẩy tế bào chết, các thành phần dinh dưỡng, vitamin, khoáng chất, bã cà phê còn nuôi dưỡng da khỏe mạnh, kích thích sản sinh tế bào mới và cải thiện sắc tố hữu hiệu, từ đó làn da sạm đen thiếu sức sống nhanh chóng trở nên trắng hồng rạng rỡ. Chính vì vậy, bạn có thể dùng bã cà phê để giúp mình sở hữu làn da đẹp như mơ ước.


Thành phần dinh dưỡng, vitamin, khoáng chất, bã cà phê còn nuôi dưỡng da khỏe mạnh.

Tạo nhựa phân hủy sinh học

Chúng ta đã được nghe nhiều về các loại nhựa phân hủy sinh học thân thiện với môi trường được làm từ nano cellulose. Mặc dù những sợi đó thường được lấy từ gỗ vụn nhưng theo một nghiên cứu của các nhà khoa học Nhật Bản, chúng ta có thể lấy được loại sợi đó từ bã cà phê. Và tin vui hơn cả là nguồn cung nguyên liệu này rất dồi dào.

Hiện chưa có một thống kê chính xác về nguồn cung bã cà phê. Nhưng theo Tổ chức Cà phê quốc tế ước tính, có hơn 6 triệu tấn bã cà phê được thải ra trên thế giới hàng năm. Một số bã được ủ làm phân bón trong khi một số khác được sử dụng trong các vật liệu có khả năng thu giữ carbon, nhiên liệu sinh học hoặc các vật liệu làm đường xá. Mặc dù vậy đó chỉ là số ít và hầu hết bã cà phê thường bị đổ đi một cách lãng phí.

Sự lãng phí này khiến nhiều nhà khoa học đặt dấu hỏi, trong đó có nhà khoa học kiêm giáo sư Izuru Kawamura tại Đại học quốc gia Yokohama, Nhật Bản. Ông đã quyết định nghiên cứu xem "đồ bỏ" của cà phê này có thể sử dụng làm nguồn sợi nano cellulose hay không. Kết quả là bã cà phê cho thấy tiềm năng cực lớn trong việc thu giữ sợi nano cellulose. Cụ thể có khoảng một nửa trọng lượng và khối lượng của chúng có thể dùng để chế tạo ra sợi nano cellulose.

Các nhà nghiên cứu đã sử dụng một quá trình có tên là quá trình oxy hóa xúc tác, trong đó một chất xúc tác được sử dụng để oxy hóa thành tế bào trong hạt đậu đã xay.


Có hơn 6 triệu tấn bã cà phê được thải ra trên thế giới hàng năm.

Sau khi thu được các sợi nano cellulose trong bã cà phê, các nhà khoa học tiếp tục phân tích và phát hiện thấy cấu trúc đồng nhất. Những sợi này hợp nhất rất tốt với polyvinyl alcohol (CH2CHOH), một loại polymer tổng hợp tan trong nước thu được bằng cách trùng hợp rượu vinyl. Loại polymer này thường được sử dụng trong sản xuất nhựa phân hủy sinh học.

Từ đó nhóm nghiên cứu nảy ra ý tưởng về việc sử dụng bã cà phê để chế tạo nhựa phân hủy sinh học.

Kawamura cho biết: "Bây giờ ngày càng nhiều nhà hàng và quán cà phê đã ra lệnh cấm sử dụng ống hút một lần. Và theo phong trào đó, chúng tôi đặt mục tiêu tạo ra một cốc cà phê và ống hút trong suốt, được tạo ra từ một số phụ gia bao gồm sợi nano cellulose làm từ bã cà phê đã qua sử dụng".

Loại bỏ Bentazone (thuốc diệt chuột) hiệu quả

Theo bài công bố trên tạp chí khoa học Journal of Chemical Technology and Biotechnology, khi sử dụng kẽm clorua để kích hoạt carbon trong bã cà phê, carbon này có khả năng loại trừ bentazone lên tới 70%.

Bentazone là loại thuốc diệt cỏ phổ biến nhất trong hoạt động nông nghiệp trên thế giới. Ở nước ta, nó hay được gọi là thuốc/hóa chất khai hoang.

Tuy giúp diệt trừ cỏ dại, bentazone lại có nguy cơ gây độc cho một số động thực vật trong khu vực. Cơ quan Bảo vệ Môi trường Mỹ (EPA) từng cảnh báo thuốc diệt cỏ này có thể gây hại nếu bị thấm vào mạch nước ngầm và nguồn nước sinh hoạt.

Các nghiên cứu trước đây cho thấy bentazone có thể gây hại cho sức khỏe con người thông qua đường hô hấp, tiêu hóa hoặc hấp thụ qua da.

Các nhà khoa học UTFPR đã thí nghiệm lên hành tây sinh trưởng trong đất bị ô nhiễm bởi nước có chứa bentazone.

Quan sát ban đầu cho thấy sự ô nhiễm này gây độc tính tế bào đáng kể đối với mô phân sinh rễ hành.

Tuy nhiên, khi xử lý nước ô nhiễm bằng một loại than hoạt tính được làm từ bã cà phê, độc chất đã bị loại bỏ đáng kể, đủ để các mô hành tây được phát triển bình thường, tương tự như các cây hành được tưới nước sạch.

Cập nhật: 26/03/2024 Tổng hợp
  • 3,210
  • 34.799