Những bộ phận "bẩn" nhất của lợn, ăn càng ít càng tốt kẻo "rước độc vào người"

  •   3,73
  • 1.702

Thịt lợn là thực phẩm rất thông dụng trong cuộc sống, không chỉ thơm ngon mà còn có giá trị dinh dưỡng cao, tuy nhiên, một số bộ phận trên con lợn bác sĩ khuyên bạn không nên ăn nhiều.

Theo nghiên cứu của các nhà dinh dưỡng học hiện đại, thịt lợn chứa nhiều carbohydrate, chất béo và protein, nó cũng chứa các khoáng chất như ion natri và sắt, mà có thể duy trì trao đổi chất của cơ thể, có thể thúc đẩy sản xuất hemoglobin, tăng sức mạnh của xương.

Óc lợn

Óc giàu Niacin, Phosphorus, B12, và Vitamin C. Tuy nhiên, theo thống kê, cứ 100 gr óc lợn có tới 2500 mg cholesterol, tức là gấp 8 lần nhu cầu cholesterol của một người một ngày.

Óc lợn
Cứ 100 gr óc lợn có tới 2500 mg cholesterol.

Khi đó, thực phẩm này không giúp phát triển trí thông minh như nhiều người lầm tưởng mà còn gây béo phì cho người ăn, nhất là trẻ nhỏ, người rối loạn mỡ máu, tim mạch…

Còn chất đạm trong óc lợn chỉ có 9 gr/100 gr, thấp hơn rất nhiều so với các phần khác như thịt nạc.

Tiết lợn

Tiết lợn là một loại thức ăn nội tạng động vật rất phổ biến, giàu chất sắt. Ăn tiết lợn đúng cách có thể ngăn ngừa hiệu quả tình trạng thiếu máu do thiếu sắt, nâng cao khả năng miễn dịch, chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn và vi rút, bổ khí và dưỡng huyết.

Tuy nhiên, các bác sĩ cũng khuyến cáo mọi người không nên ăn quá nhiều tiết lợn cùng lúc. Cơ thể con người khó có thể hấp thụ nhiều sắt trong khoảng thời gian ngắn.

Thậm chí, nếu lượng sắt quá nhiều có thể dẫn tới ngộ độc. Nếu bị tình trạng này, bạn có thể nôn mửa, đau dạ dày và bị các phản ứng có hại cho sức khỏe.

Các chuyên gia khuyên, bạn chỉ nên ăn tiết lợn một lần một tuần hoặc 2-3 lần trong một tháng. Ngoài ra, bạn cũng nên quan tâm tới việc bổ sung nhiều chất dinh dưỡng khác cho cơ thể.

Thêm vào đó, không phải tất cả mọi người đều thích hợp ăn món tiết lợn. Các trường hợp bị chảy máu đường ruột tốt nhất không nên ăn. Danh sách đối tượng cần tránh xa món ăn này còn có người có mỡ máu cao, huyết áp không ổn định, cholesterol cao.

Thịt cổ lợn

Thịt cổ lợn vừa mềm, lại rẻ nên được nhiều người lựa chọn. Tuy nhiên với những ai chịu khó quan sát sẽ nhận thấy bộ phận này của lợn có chứa rất nhiều hạch bạch huyết, tức là nơi các chất độc tồn đọng sâu nhất. Nếu quá trình sơ chế diễn ra không sạch, dù có chế biến ở nhiệt độ cao thì cũng khó loại bỏ được những chất độc này. Vì vậy khi ra chợ chúng ta nên tránh mua thịt cổ lợn, đặc biệt là phần thịt có xuất hiện các phần hạch bạch huyết giống bong bóng nhỏ.

Chân giò, móng giò

Chân giò, móng giò chủ yếu chứa protein, canxi, sắt, vitamin A, B, C… là các chất có lợi cho cơ thể.

Tuy nhiên, nếu ăn quá nhiều, lượng chất béo trong chân giò, móng giò sẽ cản trở quá trình tiêu hóa gây đầy bụng, khó tiêu. Đồng thời, chất béo này cũng không tốt cho người có dấu hiệu cholesterol tăng cao.

Lòng già, lòng non

Lòng lợn chứa nhiều đạm nên là thực phẩm lý tưởng cho người bệnh đang hồi phục sức khỏe, đặc biệt là những người vừa phẫu thuật xong.

Lòng lợn
 Lòng lợn chứa nhiều protein và cholesterol.

Ăn ruột lợn là sở thích của nhiều người. Tuy nhiên, món ăn yêu thích này có nhiều mối nguy hiểm tiềm ẩn đe dọa sức khỏe của bạn.

Khi chúng ta ăn thứ này, chúng ta có thể quên một điều, ruột già của lợn là nơi lưu trữ các sản phẩm thải của thức ăn sau tiêu hóa.

Ruột lợn là nơi các vi sinh vật sống nhiều hơn, chắc chắn sẽ có nhiều ký sinh trùng, nhiều vi khuẩn gây bệnh.

Thế nhưng, lòng lợn chứa nhiều protein và cholesterol – những chất không tốt cho những người bị bệnh tim mạch, tiểu đường, cholesterol máu và rối loạn chuyển hóa.

Hơn nữa, lòng lợn nếu không được chế biến sạch sẽ và nấu chín sẽ mang theo nhiều loại vi khuẩn nguy hiểm như vi khuẩn E.Coli, các vi khuẩn gây bệnh tiêu chảy, tả, lỵ, thương hàn…

Tiết canh

Trong số các thực phẩm có bổ sung sắt, tiết lợn đứng đầu danh sách lựa chọn. Miễn là lợn khỏe mạnh, các sản phẩm làm từ tiết của nó là có thể sử dụng được.

Nhưng nếu bạn không cẩn thận mua tiết lợn chết, lợn ốm hoặc tiết không còn tươi thì đó là vấn đề khác.

Tiết của lợn nếu ăn chín sẽ không sao nhưng rất nhiều người có sở thích ăn tiết canh.

Nếu lợn nhiễm liên cầu khuẩn Streptococcus suis (kể cả lợn bệnh và lợn lành mang trùng không phát bệnh), trong máu lợn sẽ có một lượng lớn vi khuẩn. Khi ăn tiết lợn chưa được nấu chín, liên cầu khuẩn từ thức ăn sẽ xâm nhập cơ thể người và gây bệnh.

Phổi lợn

Phổi là cơ quan chính của hệ hô hấp ở người và nhiều động vật khác, như lợn. Khí quản trong phổi lợn cũng được bao phủ dày đặc với cấu trúc phức tạp do đó rất khó làm sạch. Ngoài ra, phổi lợn có mùi nặng nhất, nếu không xử lý kỹ thì rất khó ăn.

Gan lợn

Gan lợn
 Trong gan cũng có nhiều ký sinh trùng như sán, virus gây bệnh.

Gan lợn luôn được biết đến là bộ phận chứa nhiều dinh dưỡng: đạm, vitamin A, B, D, nicotilic và axid folid. Đặc biệt Vitamin A trong gan lợn cao gấp nhiều lần so với thịt, cá, trứng, sữa.

Bởi vậy, nhiều người ưa chế biến gan cho trẻ nhỏ, người già, người ốm mà không biết rằng gan là bộ phận chuyển hóa và đào thải chất độc trong cơ thể lợn nên tại bộ phận này cũng tập trung nhiều chất cặn bã, mầm bệnh, cùng một hàm lượng độc tố nhất định. Trong gan cũng có nhiều ký sinh trùng như sán, virus gây bệnh.

Vì thế, khi mua gan nên chú ý lựa chọn gan có màu sắc tươi đặc trưng, không có đốm trắng, đỏ hay màu sắc bất thường. Trước khi chế biến, nên ngâm gan trong sữa tươi 30 phút để giúp tẩy mùi hôi và độc tố trong gan.

Mỡ lợn

Mỡ lợn là thực phẩm không có lợi cho sức khỏe, đặc biệt là ở những người mắc bệnh hoặc có nguy cơ béo phì, người có bệnh tim mạch, mỡ máu cao và người lớn tuổi. Mỡ lợn là các axit béo bão hòa nên rất khó tiêu hóa và khiến cholesterol trong máu tăng cao. Mỗi gram chất béo cung cấp tới 9 kcal, trong khi 1 gram chất đạm hay đường chỉ cung cấp 4 kcal nên đối với người ăn kiêng hoặc thừa cân, béo phì, mỡ lợn chính là "kẻ thù".

Da lợn

Protein trong da lợn rất khó tiêu. Da lợn có hàm lượng dinh dưỡng rất thấp mà lại chứa nhiều cholesterol xấu, sẽ gây ra bệnh tim mạch, cao huyết áp và béo phì.

Ngoài ra, nếu không được cạo sạch lông và chế biến sạch sẽ, da lợn sẽ đưa nhiều ký sinh trùng và độc tố gây bệnh vào cơ thể người.

Thận lợn (cật)

Thận lợn có nhiều cholesterol. Nếu ăn với số lượng lớn trong thời gian dài dễ gây xơ vữa động mạch vành. Những người thích ăn cật lợn nên chú ý hơn.

Thay đổi thói quen ăn uống phù hợp có lợi cho sức khỏe, đặc biệt những người có hàm lượng cholesterol cao càng phải chú ý, thường xuyên ăn thận lợn có thể làm tăng tỷ lệ mắc bệnh mạch vành và có thể gây ra các cơn đau thắt ngực, vì vậy người bệnh tim cũng nên chú ý hơn, ăn ít nhất có thể. Tốt nhất bệnh nhân nhồi máu cơ tim không nên ăn thận lợn.

Những lưu ý khi mua thịt lợn

Khi đi chợ mua thịt lợn, chúng ta có thể dùng tay sờ vào bề mặt của miếng thịt lợn. Nếu bề mặt của thịt lợn đã bị dính nhớt thì thịt lợn đó không còn tươi nữa, khuyến cáo không nên mua.

Nếu thịt lợn có màu quá sẫm, có nghĩa là miếng thịt lợn này đã được bảo quản từ hai đến ba ngày. Thịt lợn loại này dù rẻ đến mấy cũng không ngon bằng thịt tươi. Thịt tươi có màu hồng hào do đó bạn nên lựa chọn những miếng thịt có màu sắc này.

Khi mua thịt lợn, chúng ta phải ngửi xem thịt lợn có mùi gì đặc biệt không. Thịt lợn tươi sẽ có một chút mùi tanh, còn thịt lợn hỏng sẽ có mùi hôi nồng rất khó chịu.

Vậy khi đi chợ chúng ta nên mua phần thịt nào?

Theo các chuyên gia về thực phẩm, thịt ba chỉ, thịt áp sườn, thịt thăn, thịt vai... là phần thịt ngon nhất và an toàn nhất của con lợn vì thịt rất mềm, thơm, ngọt, dẻo. Khi đi mua thì các bà nội trợ nên cân nhắc để chọn mua chúng. Ngoài ra, nên chọn miếng thịt có màu hồng tươi, phần mỡ trắng. Ấn vào thấy ấm, có sự đàn hồi và không bị rỉ nước. Khi chế biến sẽ thấy thịt săn lại, không ra nhiều nước.

Cập nhật: 07/11/2024 Tiền Phong
  • 3,73
  • 1.702