Những điều thú vị xung quanh màu mắt của bạn

  •  
  • 306

Bạn biết đấy, mỗi người có một màu mắt khác nhau tạo nên sự đặc trưng trên khuôn mặt của họ, trong khi một số người có màu mắt đen thì những người khác lại có màu xanh lam, xanh lục hoặc màu nâu. Phần chứa màu đôi mắt của bạn được gọi mà mống mắt, sau đây là những điều bạn nên biết xung quanh màu mắt của mình.

Cách xác định màu mắt

Chúng ta từng tin rằng có thể dự đoán được màu mắt của những đứa trẻ bằng cách nhìn vào mắt của bố mẹ và ông bà chúng. Bên cạnh đó, theo khía cạnh khoa học, đôi mắt nâu là tính trạng nổi trội và màu xanh lam là tính trạng lặn, bạn cũng có thể biết rõ con mình sinh ra sẽ có màu mắt như thế nào.

Tuy nhiên khoa học hiện đại chứng minh rằng màu mắt của một người được đóng góp với nhiều loại gene khác nhau chứ không phải là một gene duy nhất, mặc dù yếu tố di truyền vẫn đóng vai trò quan trọng và màu mắt của một đứa trẻ không chỉ dựa vào mắt của bố mẹ chúng.

Màu mắt là kết quả của số lượng cũng như sự phân bố của sắc tố melanin trong tròng mắt của bạn, mắt nâu thì có nhiều hắc tố hơn màu xanh lam. Mắt sẫm màu có xu hướng chiếm ưu thế hơn, chẳng hạn như bố mẹ cùng có đôi mắt nâu thì khi sinh con nhiều khả năng đứa trẻ sẽ có màu mắt như vậy, nhưng do các gene khác nhau tác động nên điều này không phải luôn luôn đúng, chẳng hạn như nếu một trong 2 bố mẹ có mắt nâu, người còn lại có màu mắt xanh thì con sinh ra không nhất định phải có mắt nâu.

Màu mắt của một người được đóng góp với nhiều loại gene khác nhau.
Màu mắt của một người được đóng góp với nhiều loại gene khác nhau.

Theo nghiên cứu, khoảng 1 nửa dân số ở Mỹ có mắt nâu, màu mắt nâu cũng phổ biến ở những vùng có khí hậu ấm trên thế giới. Còn những người có mắt xanh thường không có hắc tố trong chất đệm, lớp trước của mống mắt. Việc thiếu sắc tố trong mắt làm cho mắt có màu xanh lam do khi ánh sáng chiếu vào bị tán xạ.

Những người có màu mắt xanh lục rất hiếm, chỉ chiếm khoảng 2% dân số thế giới, một loại màu mắt đến từ cả việc phân bố hắc tố và tác động của tán xạ ánh sáng chiếu vào.

Đối với những người bị bệnh bạch tạng bẩm sinh thường có rất ít hoặc không tồn tại sắc tố melanin trong cơ thể, nên họ thường có đôi mắt màu xanh lam nhạt và một số trường hợp hiếm hoi là màu hồng hoặc đỏ.

Màu mắt con người có thể thay đổi theo thời gian không?

Màu mắt của con người có thể thay đổi từ khi sơ sinh, chẳng hạn trẻ sinh ra với màu mắt xanh lam sau này vẫn có thể đổi màu khi hắc tố melanin phát triển trong lớp đệm. Từ lúc trẻ được khoảng 1 tuổi trở về sau, màu mắt của trẻ sẽ được giữ nguyên cho đến lúc trưởng thành.

Những trường hợp mắt thay đổi màu sắc là rất hiếm, nó có thể xảy ra khi đồng tử của bạn co giãn, nhưng là do các sắc tố trong tròng đen kết hợp hoặc phân tán. Khi con người trong giai đoạn dậy thì hoặc mang thai, hay những năm cuối đời, màu mắt có thể chuyển sang màu tối hơn.

Các vấn đề về sức khỏe có thể ảnh hưởng đến màu mắt

Những vấn đề sức khỏe cũng sẽ ảnh hưởng đến màu mắt của bạn, chẳng hạn như:

Những tổn thương ở mắt: việc tổn thương mống mắt sẽ dần đến sự thay đổi màu mắc.

Bệnh U xơ thần kinh là một dạng rối loạn di truyền của hệ thần kinh tạo ra các khối u nhỏ phát triển trên các tế bào thần kinh khắp cơ trong đó có những nốt nhỏ ở trong đen của mắt. Những khối u này thường vô hại và không làm ảnh hưởng đến thị lực, nhưng chúng có thể làm thay đổi màu mắt của bạn.

Viêm màng bồ đào là thuật ngữ y khoa dùng để chỉ một nhóm bệnh viêm nhiễm gây sưng tấy mắt, nó vừa ảnh hưởng đến thị lực, nặng nhất có thể dẫn đến bị mù và cũng dẫn đến nhưng thay đổi trong màu sắc bình thường của mắt.

Viêm mạch máu do dị sắc tố Fuchs (gọi tắt là FHI) là dạng viêm màng bồ đào mãn tính dẫn đến tình trạng teo mống mắt, đục thủy tinh thể và viêm mắt. Hậu quả khác là làm mất sắc tố trong mắt, làm thay đổi màu của một bên mắt tạo ra những dị sắc tố hay tạo ra màu sắc khác nhau ở 2 mắt.

Hội chứng Horner: một tình trạng khá hiếm gặp xảy ra do chúng ta bị đột quỵ hoặc chấn thương tủy sống làm tổn thương dây thần kinh mặt. Các triệu chứng bao gồm co đồng tử, sụp mí mắt và xáo trộn về tiết mồ hôi một bên, cùng với việc giảm sắc tố trong mống mắt, khiến màu sắc của mắt thay đổi.

Đục thủy tinh thể: mặc dù không gây ảnh hưởng đến mống mắt nhưng có thể khiến màu mắt đục hơn, bệnh này thường phổ biến ở những người lớn tuổi và ảnh hưởng đến thị lực. Chứng đục thủy tinh tế có thể được can thiệp điều trị bằng phẫu thuật, theo nghiên cứu thì những người có mắt sẫm màu có nguy cơ mắc bệnh đục thủy tinh thể cao hơn so với những người khác.

Cập nhật: 13/12/2021 Theo VnReview
  • 306