Những nhà khoa học quên mình vì nghiên cứu

  •   52
  • 4.312

Có những nhà nghiên cứu tự mổ ruột thừa, tự đưa ống thông vào tim hay uống dung dịch chứa vi khuẩn để chứng minh cho các giả thuyết khoa học.

1. O’Neill Kane tự mổ ruột thừa

Những nhà khoa học quên mình vì nghiên cứu

Tiến sỹ O’Neill Kane, bác sĩ phẫu thuật sống tại bang Pennsylvania, Mỹ, là người đầu tiên tự tay tiến hành phẫu thuật ruột thừa vào ngày 13/2/1921. Trong lúc phẫu thuật, ông tựa mình lên những chiếc gối, đặt một cái gương trước mặt và nhìn vùng bụng để mổ. Sau khi gây tê quanh vùng bụng, Kane bắt đầu tự cắt ruột thừa và thành công 30 phút sau đó.

2. Barry Marshall uống dung dịch vi khuẩn

Những nhà khoa học quên mình vì nghiên cứu

Barry Marshall, một bác sĩ người Australia đã đưa ra giả thuyết nguyên nhân của bệnh loét dạ dày là do loại vi khuẩn hình xoắn ốc Helicobacter pylori, và cách chữa trị là sử dụng thuốc kháng sinh. Để chứng minh cho lý thuyết mình đưa ra, vị bác sĩ đã uống loại dung dịch có chứa vi khuẩn và có các triệu chứng như kiệt sức buồn nôn, nhờ đó nghiên cứu và chứng minh được mối quan hệ giữa vi khuẩn và bệnh loét dạ dày. Ông được nhận giải Nobel Y học 2005 nhờ nhận diện một loại vi khuẩn Helicobacter pylori và cơ chế gây chuyên gây viêm loét dạ dày và tá tràng ở người.

3. John Paul Stapp thử nghiệm gia tốc

Những nhà khoa học quên mình vì nghiên cứu

Đại tá John Paul Stapp, một nhà nghiên cứu y học thuộc Lực lượng Không quân Mỹ, tự mình thí nghiệm kiểm tra sức chịu đựng của cơ thể với gia tốc hướng tâm bằng cách ngồi trên một chiếc xe trượt có gắn tên lửa. Ngày 10/12/1954, ông ngồi lên chiếc xe và tăng vận tốc từ 0 lên 1.017,1km/h chỉ trong 5 giây. Khi chiếc xe phanh gấp và dừng lại hoàn toàn trong khoảng 1,4 giây, Paul Stapp đã chịu một lực mạnh gấp 46,2 lần so với lực hấp dẫn. Các thí nghiệm của Stapp giúp quân đội Mỹ thiết kế ghế phóng an toàn hơn cho các phi công trong trường hợp thoát khỏi máy bay ở tốc độ cao. (Ảnh: Wikipedia)

4. Werner Forssmann tự đưa ống thông vào tim

Những nhà khoa học quên mình vì nghiên cứu

Werner Forssmann là người mở đường cho phương pháp chuẩn đoán và điều trị tim mạch trong y học ngày nay. Năm 1929, vị bác sĩ phẫu thuật trẻ người Đức đã gây mê cánh tay và luồn một ống thông từ tĩnh mạch đến tim. Để đảm bảo ống thông được đặt ở vị trí mong muốn ban đầu, Forssmann đã kiểm tra bằng X-quang. Mặc dù sống sót sau thử nghiệm nhưng ông đã bị mất việc và bị đồng nghiệp ghẻ lạnh. Tuy nhiên, sự dũng cảm và công sức của Werner Forssmann đã được công nhận bằng giải thưởng Nobel năm 1956.

5. Albert Hofman thử nghiệm thuốc gây ảo giác

Những nhà khoa học quên mình vì nghiên cứu

LSD là một loại thuốc gây ảo giác lần đầu tiên được tổng hợp vào năm 1938 bởi nhà hóa học người Thụy Sĩ Albert Hofman. Trước đó, nhà khoa học đã thử nghiệm ăn một lượng khoảng 250 microgram chất liên quan đến LSD và có các biểu hiện kỳ quái như lo lắng, các triệu chứng tê liệt, hay cười, cảm giác biến dạng hình ảnh. Sau khi biết chắc chắn rằng mình không bị trúng độc, ông dần nhận thấy một số tác dụng khác như những hình ảnh đẹp, những hình dạng phi thường và màu sắc biến ảo liên tục. (Ảnh: Wikicommons)

6. Issac Newton đặt kim vào hốc mắt

Những nhà khoa học quên mình vì nghiên cứu

Ngoài sự nổi tiếng với thuyết vạn vật hấp dẫn và là nhà đồng phát minh ra phép tính, IIssac Newton còn là người tiên phong trong nghiên cứu quang học. Trong quá trình tìm câu trả lời cho tính chất tán sắc của ánh sáng, Newton đã tự đặt một cây kim vào trong hốc mắt. (Ảnh: Wikicommons)

7. Nicolae Minovici tự treo cổ

Những nhà khoa học quên mình vì nghiên cứu

Nicolae là nhà khoa học nổi tiếng từng làm việc ở Bucharest, Romania trong những năm đầu của thế kỷ 20. Để phục vụ cho hoạt động nghiên cứu, nhà khoa học đã tự tiến hành hàng loạt các thí nghiệm gây ngạt thở và siết cổ bằng dây thừng. Trong một lần treo cổ bằng dây thòng lọng lên trần nhà, ông đã bị thương ở cổ và bị khó nuốt nhiều ngày sau đó. Công trình nghiên cứu của ông được công bố vào năm 1904 ở Romania và năm 1905 bằng tiếng Pháp với tiêu đề Nghiên cứu về treo cổ. (Ảnh: Madsciencemuseum)

8. Franz Reichelt nhảy từ tháp Eiffel

Những nhà khoa học quên mình vì nghiên cứu

4/2/1912, Franz Reichelt , một thợ may người Áo thử nghiệm bộ đồ dành cho người nhảy dù được thiết kế với chức năng như một chiếc dù dùng trong trường hợp khẩn cấp. Tuy nhiên, việc thử nghiệm thất bại và Reichelt đã chết khi nhảy từ tháp Eiffel xuống đất. (Ảnh: Wikipedia)

9. Frederick Hoelzel ăn thủy tinh

Những nhà khoa học quên mình vì nghiên cứu

Trong những năm từ 1920–1930, Frederick Hoelzel, một nhà nghiên cứu thuộc Đại học Chicago, đã nuốt các chất liệu không ăn được như sỏi, hạt thủy tinh, vòng bi, dây bện và các loại phi thực phẩm khác để thử nghiệm thời gian tồn tại của chúng khi đi qua đường ruột. Khi còn ở độ tuổi thiếu niên, Frederick Hoelzel đã áp dụng cách giảm cân bằng phương pháp kiềm chế sự thèm ăn và chỉ ăn ăn những thực phẩm không calorie như ngô, mùn cưa, nút chai, lông, a-mi-ăng, tơ nhân tạo và thân cây chuối. Bữa ăn yêu thích nhất của Hoelzel là xé bông thành từng miếng nhỏ. (Ảnh: Madsciencemuseum)

10. Wan Hu thử nghiệm tên lửa

Những nhà khoa học quên mình vì nghiên cứu

Wan Hu (Wang Hu, Wan Hoo) là một chuyên gia về tên lửa người Trung Quốc sống ở thế kỷ 16. Theo truyền thuyết, để thám hiểm mặt trăng, Wan Hu đã tự ngồi lên một chiếc ghế nóng được buộc cố định với 47 quả tên lửa. Khi những người trợ lý cầm đuốc châm tên lửa, một tiếng nổ lớn vang lên và Wan Hu biến mất theo làn khói trắng. Tên của ông sau này đã được đặt cho một miệng ngọn núi lửa trên Mặt Trăng. (Ảnh: NASA)

Theo VNE
  • 52
  • 4.312