Một điểm khác biệt của loài người so với các loài động vật chính là việc chúng ta biết suy nghĩ. Nhưng cũng vì quá thông minh mà con người không thể hành động theo bản năng, và đôi lúc điều này khiến chúng ta gặp bất lợi, đặc biệt là khi đi bơi.
Chẳng hạn, nếu như bạn ném một chú chó ra giữa hồ, nó sẽ hoảng loạn đôi chút nhưng vẫn bơi được vào bờ. Đổi lại, nếu là một người không biết bơi thì khả năng cao đó sẽ là lần xuống nước cuối cùng nếu không có ai ra tay cứu giúp.
Mỗi phút có nhiều hơn 2 người chết vì nước.
Con người muốn bơi được phải qua rèn luyện, và điều đó thực ra không hề khó. Tuy nhiên, chỉ biết bơi là không đủ!
Bạn cần phải biết rằng nước là một thế giới không dành cho con người, qua đó tập cho mình tính cẩn trọng hơn mỗi khi bước vào một môi trường nguy hiểm.
Đó là số nạn nhân chết đuối mỗi năm trên phạm vi toàn cầu, và con số này tương đương mỗi phút có nhiều hơn 2 người chết vì nước.
Nếu tính cả số người "suýt chết đuối" - những người đuối nước nhưng may mắn được cứu - thì con số sẽ cao hơn từ 8 đến 10 lần.
50% số vụ chết đuối nạn nhân là trẻ em.
Trong đó, có khoảng 50% trường hợp là trẻ em. Thậm chí 1/4 số này là những người biết bơi, đạt được cả chứng chỉ bơi lội.
Trong một nghiên cứu do Liên đoàn cứu hộ quốc tế (ILF) thực hiện, họ đã thu thập số liệu từ hơn 1000 vụ tai nạn đuối nước, cùng hơn 10.000 trường hợp chết đuối. Kết quả, những nạn nhân chủ yếu phân bổ vào 3 nhóm tuổi sau:
Các trường hợp trẻ em dưới 5 tuổi gặp tai nạn đuối nước thường do sự bất cẩn của người lớn, và chúng xảy ra ngay cả khi đang ở nhà.
Còn với nhóm người già, lý do được đưa ra là họ bị hạn chế khả năng ứng biến khi gặp tình huống khẩn cấp, hoặc tình trạng sức khỏe bất ngờ giảm sút khi đang bơi.
Tuy nhiên ở các nhóm tuổi khác, có xu hướng cho thấy số nạn nhân là nam giới nhiều hơn. Lý do có thể là vì nam giới thường thích các bộ môn thể thao mạo hiểm dưới nước. Họ cũng có xu hướng liều lĩnh hơn vì quá tự tin vào khả năng bơi lội của bản thân.
Nam giới dễ có nguy cơ chết đuối hơn.
Đáng chú ý, có một lượng không nhỏ nạn nhân bị chết đuối là do cứu người khác. Thậm chí người ta còn đặt hẳn một hội chứng cho hiện tượng này: Aquatic victim instead of rescuer syndrome (AVIR - tạm dịch: hội chứng người cứu nạn trở thành nạn nhân đuối nước).
Theo như số liệu từ Úc trong giai đoạn 2002 - 2007, có khoảng 27 nạn nhân bị chết đuối khi cố gắng giải cứu một người bị đuối nước.
Nguyên nhân chủ yếu là do các nạn nhân không quen thuộc về vùng nước, lại quá tự tin về khả năng bơi lội của bản thân. Trong khi đó, để cứu người thì cần nhiều hơn chỉ kỹ năng bơi lội: cần có vật cứu hộ, nắm được hướng tiếp cận nạn nhân, và quan trọng là có người trợ giúp ở trên bờ nữa.
Thống kê cho thấy, các vụ đuối nước xảy ra gần như mọi thời điểm, nhưng chủ yếu xảy ra vào các buổi chiều tối mùa hè - thời điểm nhà nhà đổ ra hồ ra biển hóng mát. Ngoài ra, chiều tối cũng là lúc con người ta cảm thấy mệt mỏi hơn, dễ đưa ra những quyết định liều lĩnh và thiếu đi sự sáng suốt.
Để cứu người thì cần nhiều hơn chỉ kỹ năng bơi lội.
Về địa điểm cũng vậy, tai nạn đuối nước có thể xảy ra ở bất cứ đâu - kể cả ở nhà. Tuy nhiên, đa phần diễn ra tại các vùng nước lớn như sông, biển, hồ, ao... nơi không có cứu hộ hoặc người có đủ chuyên môn đứng quan sát.
Bên cạnh đó, số liệu cũng cho thấy một sự thật rằng rất nhiều trường hợp bị chết đuối trong khi nạn nhân thậm chí còn chẳng có ý định xuống nước, như tai nạn du thuyền chẳng hạn. Đó cũng chính là lý do vì sao tất cả phải tuân thủ mọi quy trình an toàn trước khi di chuyển bằng tàu thuyền, trong đó quan trọng nhất là mặc áo phao.
Rất nhiều người chết đuối, nhưng cũng cần biết rằng có hàng trăm ngàn trường hợp đuối nước được cứu mỗi năm. Ngoài ra, số lượng người đi bơi ngày càng nhiều, nhưng tỉ lệ chết đuối chưa lúc nào tăng lên.
Điều này có nghĩa rằng chỉ cần nắm được quy trình an toàn và luyện tập đúng cách, chúng ta hoàn toàn có thể ngăn chặn được thảm họa xảy ra