Nói chuyện bằng quạt, chiếc muỗng cầu hôn, huýt sáo tỏ tình... là những phong tục hẹn hò vô cùng độc đáo.
Mỗi cặp đôi có những sở thích hẹn hò khác nhau, có những người thích coi phim, có người lại khoái đi dã ngoại cùng nhau.
Bên cạnh đó, trên thế giới tồn tại không ít những "chiêu thức" hẹn hò mà bạn khó có thể tưởng tượng ra. Cùng vòng quanh Trái đất và tìm hiểu những kiểu hò hẹn lạ kỳ, có 1-0-2 trên thế giới.
Ở thời Ai Cập cổ đại, những cặp đôi yêu nhau sẽ chuyển đến ở chung. Chỉ đơn giản thế thôi và sau đó họ kết hôn. Không cần những nghi lễ phức tạp gì, người Ai Cập sẽ vừa làm việc và vừa có những buổi hẹn hò lãng mạn.
Những chiếc thìa hand-made bằng gỗ phải được chạm khắc tinh xảo.
Vào thế kỷ XVII ở xứ Wales, người cha luôn muốn cô con gái của mình lấy được một người chồng tháo vát, giỏi giang. Vì vậy, người con trai khi cầu hôn phải khắc một chiếc muỗng gỗ trang trí tinh xảo tặng người con gái.
Nếu cô ấy thích chiếc thìa thì người cha mới đồng ý cho hai người được chính thức hẹn hò.
Phụ nữ trong thời Victoria ở Anh bị hạn chế rất nhiều trong lời nói, vì vậy họ đã tìm ra một cách khác để giao tiếp với các chàng trai.
Chiếc “máy nhắn tin” của những quý cô Anh Quốc.
Nếu các nàng quạt chầm chậm, bạn nên từ bỏ đi vì cô ấy đã có người khác rồi. Quạt nhanh nghĩa là cô ấy vẫn đang chưa có ai. Nếu nàng chạm quạt lên má trái đồng nghĩa với việc cô ấy không thích bạn.
Mọi người thường bảo rằng “Con đường ngắn nhất tới trái tim của người đàn ông là đi qua dạ dày”. Phải chăng đó là lý do vì sao vào thế kỷ XIX ở Áo, các cô gái thường tặng các chàng trai vài lát táo.
Tuy nhiên, để hoàn toàn chinh phục và được hẹn hò với nàng, các chàng trai sẽ phải kẹp chặt vài lát táo dưới nách - nơi có nhiều mồ hôi trong khi khiêu vũ.
Nếu chàng trai thực sự quan tâm tới nàng, anh ta sẽ ăn lát táo đó ngay lập tức. Và sau khi thưởng thức lát táo này, chàng trai và cô gái sẽ bắt đầu chính thức hẹn hò.
Lễ hội Dyngus, các chàng trai cô gái sẽ té nước lên người mình thích.
Trong lễ hội Dyngus, những chàng trai cô gái yêu nhau sẽ té nước hay nước hoa lên người nhau. Các chàng trai cũng có thể “đánh yêu” cô gái bằng những nhành liễu mềm.
Phong tục này tuy đã ra đời từ rất lâu, trước cả khi Kitô giáo xuất hiện nhưng ở những nơi có đông người Ba Lan, họ vẫn tổ chức ngày hội này.
Trong bốn ngày “Lễ Hội Chị Em” của người Miao ở Trung Quốc, cô gái sẽ đưa cho người con trai cầu hôn mình một bát cơm với đủ các loại gạo nhiều màu sắc, thế nhưng màu sắc của đồ ăn không quan trọng. Điều đáng quan tâm chính là những chiếc đũa mà cô gái đưa chàng trai.
Bát cơm đầy màu sắc của cô gái.
Hình dạng đôi đũa ngắn, dài sẽ quyết định câu trả lời của các cô gái Miao.
Nếu cô gái đưa chàng trai một chiếc đũa, cô ấy đang từ chối khéo bạn. Nếu cô ấy đưa một đôi đũa bé tẹo nghĩa là cô ấy đang phân vân. Nếu cô ấy đưa lại một đôi đũa nghĩa là cô gái đã đồng ý với lời cầu hôn.
Ở Scotland, trước ngày cưới, cô gái và hôn phu sẽ bị bạn bè đổ hỗn hợp mật đường, tro, lông vũ lên người. Họ gọi đây là ngày “Cô dâu đen xì”.
Bạn sẽ có cơ hội “nếm” đủ các loại nước sốt nếu làm cô dâu ở Scotland.
Đối với họ, nếu cặp đôi có thể vượt qua được chuyện này thì hiển nhiên họ cũng có thể đối đầu với khó khăn và thử thách của cuộc hôn nhân.
Những cô gái người Bali ở Indonesia phải mài răng ngay trước lễ cưới. Đây là một tập tục kỳ lạ ở Bali. Người dân Bali tin rằng, răng là một biểu tượng của lòng tham, sự tức giận và lòng ham muốn.
Để ngăn ngừa tác hại của những sự xấu xa đến cuộc sống hôn nhân sau này, nghi lễ mài răng được tiến hành.
Răng nanh và răng cửa hàm trên được mài đầu tiên, bởi các dụng cụ rất nguy hiểm. Đây là một nghi lễ rất đau đớn nhưng nam giới Bali tin, cô gái nào mài răng càng đẹp, cô ấy càng xứng đáng được hưởng hạnh phúc.
Bộ tộc Kickapoo ở Mexico dùng tiếng huýt sáo để tán tỉnh người phụ nữ họ thích hoặc để gọi bạn tình vào những buổi chiều hẹn hò. Mỗi cặp đôi sẽ thổi một giai điệu riêng, như thế việc ai hẹn hò với ai sẽ không bị cả làng phát hiện.
Đối với họ, hôn nhân lâu dài vô cùng quan trọng, vì thế để tìm được người chồng phù hợp, cô gái Campuchia được cha mẹ khuyến khích gặp gỡ các chàng trai tùy ý cho đến khi họ tìm được người phù hợp với mình.
Ở Campuchia, người cha luôn muốn con gái mình được ở cùng với người chồng hoàn hảo trong túp lều tình yêu.
Người Ấn Độ vốn rất tin vào thuật chiêm tinh, có một quan niệm từ xa xưa cho rằng những cô gái mang mệnh Hỏa thường khó kết đôi. Người ta tin rằng bất cứ mối quan hệ tình cảm nào mà cô gái mệnh Hỏa có được rồi cũng sẽ đi đến chia ly hoặc thậm chí là bi kịch.
Để tránh những điều đen đủi xảy ra trong cuộc đời cô gái, trước hết, cô sẽ kết đôi với một cái cây, coi như để xua đuổi tất cả những gì đen đủi. Cái cây sẽ gánh chịu tất cả những điều không may có thể xảy tới với người chồng của cô gái sau này.
Tục lệ này vẫn còn tồn tại cho tới hôm nay. Ngay cả Hoa hậu Thế giới - nữ diễn viên nổi tiếng của Bollywood - Aishwarya Rai - cũng từng phải thực hiện tục lệ này trước khi hết hôn với người chồng hiện tại của cô.
Vào tháng 6 hàng năm, đàn ông chưa vợ ở Tenganan, Bali, Indonesia, lại bước vào những cuộc chiến đổ máu để có được tình yêu. Những người đàn ông chỉ mặc sarong, mình trần, chiến đấu với nhau bằng những bó lá sắc nhọn của cây dứa dại. Một bên tay cầm bó lá, một bên tay cầm chiếc khiên kết bằng mây tre, họ chiến đấu gay cấn, căng thẳng, chắc chắn có… đổ máu.
Hình ảnh này được cho là cần thiết để gây ấn tượng với những cô gái trẻ có mặt tại sự kiện, để các cô có thể chứng kiến sự dũng cảm của các chàng trai. Những cô gái này sẽ được chiêm ngưỡng các cuộc chiến từ tầm cao, bằng cách ngồi trên một vòng đu quay bằng gỗ. Vòng đu này sẽ quay liên tục và chỉ dừng lại khi cuộc chiến đã kết thúc.
Hủ tục cướp dâu có ở nhiều bộ tộc trên thế giới. Ở Kyrgyzstan (một quốc gia Trung Á), hủ tục này vẫn còn tồn tại. “Cướp dâu” nghĩa là chàng trai bắt cóc cô gái mà anh ta yêu nhưng vì lý do nào đó đã không thể lấy làm vợ.
Với sự giúp đỡ của gia đình và bạn bè, chàng trai bắt cóc cô gái về nhà mình. Cô gái bị giữ làm con tin với hy vọng của gia đình chàng trai rằng cô sẽ buộc phải chấp nhận cưới. Gia đình cô gái nếu không ưng thuận sẽ làm mọi cách để giải thoát con gái nhà họ. Tục lệ này đã trở thành bất hợp pháp kể từ năm 1991, nhưng ở một số nơi tại Kyrgyzstan, tục cướp dâu vẫn còn diễn ra.
Người Amish phân bố ở Mỹ và Canada vốn được biết tới là một cộng đồng dân cư sở hữu nhiều truyền thống kỳ lạ, đặc biệt, họ cho phép các cặp đôi đang trong thời gian hẹn hò, tìm hiểu được “ngủ thăm” với nhau, nhưng phải “trong sáng”.
Nam nữ có thể ngủ lại nhà nhau, họ có thể dành cho nhau những tình cảm yêu mến, thân mật, nhưng tuyệt đối không được làm “chuyện ấy” trước khi kết hôn. Vì vậy, khi một cặp đôi “ngủ thăm”, họ sẽ đặt một tấm ván gỗ ở giữa hai người.
Ngoài ra, cặp đôi cũng có thể đắp chăn riêng hoặc bị buộc vào trong hai chiếc bao tải, chỉ để lộ… đầu ra ngoài. Những cuộc “ngủ thăm” như thế này chỉ nhằm mục đích để hai bên trò chuyện tâm tình thâu đêm.
Vẻ đẹp là một ưu đãi của tạo hóa rất được người Woodabe ở Niger (một quốc gia ở Tây Phi) đề cao. Điều này không chỉ đúng đối với phụ nữ mà cả đối với đàn ông. Cứ vào cuối mùa mưa hàng năm, đàn ông độc thân Woodabe lại tổ chức một cuộc thi nhan sắc “mỹ nam”.
Đây được coi là dịp để họ gây ấn tượng đối với phái đẹp và tìm kiếm bạn đời. Những người phụ nữ Woodabe sẽ đến đây để tìm kiếm những người đàn ông đáp ứng các tiêu chí của họ.
Không chỉ khoe vẻ đẹp bên ngoài, các ứng viên nam còn phải thể hiện dáng đẹp qua các động tác nhảy múa, khoe giọng qua các bài hát. Cuộc thi sẽ kéo dài trong khoảng 5 tiếng đồng hồ để các cô gái có thể quan sát kỹ lưỡng và đưa ra quyết định lựa chọn.
Nếu một chàng trai phải ra về mà không được bất cứ người phụ nữ nào lựa chọn, điều đó có nghĩa họ sẽ phải chờ thêm một năm nữa để lại đi thi “mỹ nam”.