Nobel Kinh tế 2013 thuộc về người Mỹ

  •  
  • 604

Thông báo mới nhất cho biết bộ ba nhà kinh tế Eugene F. Fama, Lars Peter Hansen và Robert J. Shiller giành được giải Nobel 2013 trong lĩnh vực kinh tế.

>>> Nobel Kinh tế 2013 có thể về tay người Mỹ

Đúng như dự đoán trước đó, giải Nobel Kinh tế năm 2013 đã thuộc về người Mỹ. Năm nay, có 3 giảng viên đại học cùng chia nhau giải thưởng.

"Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển đã quyết định trao giải cho Nobel trong lĩnh vực Kinh tế năm 2013, nhằm tưởng nhớ đến ngài Alfred Nobel, cho: ông Eugene F. Fama, Đại học Chicago, Mỹ, ông Lars Peter Hansen, Đại học Chicago, Mỹ và ông Robert J. Shiller, Đại học Yale, Mỹ vì những phân tích đầy kinh nghiệm của họ về giá tài sản", bản thông báo ngắn gọn phát đi lúc 6h15 theo giờ Hà Nội của Viện này viết.

Nobel Kinh tế 2013 thuộc về người Mỹ
Ba nhà khoa học chia nhau giải Nobel Kinh tế năm nay: ông Lars Peter Hansen (trên), ông Eugene F. Fama (dưới) và ông Robert J. Shiller (bên phải).

Viện Hàn Lâm khoa học Thụy Điển viết tóm tắt về công trình nghiên cứu của ba nhà kinh tế như sau:

Không có cách nào dự đoán được giá cổ phiếu, chứng khoán trong vài ngày hoặc vài tuần tới. Tuy nhiên, việc dự đoán ở tầm dài hạn hơn là điều có thể làm được, ví dụ dự đoán giá trong ba hay năm năm tới. Viện Hàn lâm Khoa học Thụy Điển tìm thấy kết luận trên - vốn rất đáng ngạc nhiên và nghe có vẻ mâu thuẫn - trong nghiên cứu của ba nhà khoa học Laureates, Eugene Fama, Lars Peter Hansen và Robert Shiller.

Bắt đầu từ những năm1960, Eugene Fama và một số cộng sự đã chứng minh rằng giá chứng khoán rất khó đoán trong ngắn hạn, và rằng tin tức mới có ảnh hưởng cực kỳ nhanh chóng tới giá cả. Những nghiên cứu này không chỉ làm tác động nền đến những nghiên cứu về sau, mà còn có những thay đổi đáng kể tới thị trường. Những quỹ đầu tư theo chỉ số (Index Fund) đang ngày một nở rộ trên thị trường chứng khoán toàn cầu hiện nay là một trong những ví dụ tiêu biểu.

Nếu giá cả hầu như không thể đoán được trong phạm vi vài ngày hay vài tuần, liệu chúng có trở nên càng khó đoán trong vòng vài năm. Câu trả lời là không, như Robert Shiller từng khám phá ra vào đầu những năm 1980. Ông phát hiện ra rằng giá chứng khoán dao động nhiều hơn cổ tức các công ty, và rằng tỷ lệ giữa giá và cổ tức có xu hướng đi xuống khi cổ tức cao, và có xu hướng tăng khi cổ tức giảm. Công thức này không chỉ đúng với chứng khoán, mà còn đúng với trái phiếu và các loại tài sản khác.

Lợi nhuận cao trong tương lai được xem là khoản bù đắp cho việc nắm giữ tài sản rủi ro trong những thời điểm rủi ro bất thường. Nhà khoa học thứ ba trong Giải thưởng lần này, ông Lars Peter Hansen đã phát triển một phương pháp thống kê có thể phù hợp với việc thử nghiệm công thức tỷ lệ trên vào việc định giá tài sản trên thực tế.

Theo VNE
  • 604