Nơi được mệnh danh là "sân bay nguy hiểm nhất thế giới", chỉ có 24 phi công được phép hạ cánh ở đây

  •  
  • 426

Sân bay Paro ở Bhutan nằm trong một thung lũng nhỏ giữa những ngọn núi cao, đồng nghĩa với việc việc phi công muốn hạ cánh ở đó phải được huấn luyện đặc biệt.

Gần đây, cảnh quay ấn tượng về một phi công đã hạ cánh xuống nơi được mệnh danh là "sân bay nguy hiểm nhất thế giới" thu hút không ít sự quan tâm. Video không chỉ ngoạn mục vì các kỹ thuật của phi công, mà còn khá đáng sợ khi xem vì khiến khán giả cảm thấy như đang tự lái máy bay.

Sân bay Quốc tế Paro nổi tiếng trên toàn cầu vì cách tiếp cận cực kỳ khó khăn
Nằm ở Bhutan, Sân bay Quốc tế Paro nổi tiếng trên toàn cầu vì cách tiếp cận cực kỳ khó khăn, do xung quanh là những ngọn núi nguy hiểm.

Đường băng nằm trong một thung lũng được bao quanh bởi những ngọn núi cao, một số ngọn núi cao tới hơn 5.400 mét. Bản thân điều này đã ảnh hưởng và hạn chế khả năng hoạt động của máy bay. Các phi công cũng nói rằng đường băng chỉ thực sự được nhìn thấy trong một vài khoảnh khắc ngắn ngủi trước khi hạ cánh.

Vì lý do này, nơi đây được coi là một trong những sân bay nguy hiểm nhất thế giới và chỉ có 24 phi công được phép hạ cánh ở đó.

Các phi công được phép hạ cánh tại sân bay Bhutan phải điều khiển máy bay qua thung lũng Himalaya. Điều đó có nghĩa là máy bay phải hoàn thành 15 thao tác khắt khe để hạ cánh an toàn.

Sân bay Quốc tế Paro luôn nằm trong top những sân bay nguy hiểm nhất.
Sân bay Quốc tế Paro luôn nằm trong top những sân bay nguy hiểm nhất. (Ảnh: Simple Flying).

Hơn nữa, địa hình tự nhiên trong khu vực sân bay khiến phi công không thể hạ cánh nếu không có hướng dẫn nhằm đảm bảo mức độ an toàn. Loại hệ thống này bao gồm các máy phát trên mặt đất truyền tới các máy thu trên máy bay.

Đầu tiên, máy bay phải thực hiện nhiều vòng rẽ để bám vào thung lũng dẫn đến đường băng. Người lái phải luôn tập trung chú ý vì sân bay không có hệ thống hạ cánh bằng thiết bị (ILS) do vị trí địa lý.

Phi công phải dựa vào kinh nghiệm của mình để điều hướng máy bay một cách trực quan. Không những vậy, họ còn phải duy trì đường bay và độ cao chính xác khi uốn khúc qua thung lũng. Do đó, phi công phải quản lý cẩn thận tốc độ hạ độ cao của máy bay nhằm duy trì đường trượt như mong muốn.

Tệ hơn nữa, đường bay của Sân bay Paro chỉ dài 2.265 mét, thực sự ngắn đối với máy bay thương mại. Đó là lý do việc kiểm soát chính xác tốc độ bay và điểm chạm đất là rất quan trọng. Việc nhận thức về địa hình cũng rất quan trọng nếu phi công cần nhanh chóng ứng phó với bất kỳ sai lệch nào để đảm bảo vượt qua chướng ngại vật một cách an toàn.

Do tính chất khó khăn của cách tiếp cận, việc hạ cánh xuống Sân bay Paro đòi hỏi các phi công phải có kinh nghiệm và trải qua quá trình đào tạo cụ thể. Vì điều này, những phi công "đủ tiêu chuẩn và được chứng nhận đặc biệt" mới được phép bay vào và ra khỏi sân bay.

Máy bay hạ cánh ở sân bay Paro
Trong quá trình hạ cánh đầy thử thách, các phi công phải bay ngoằn ngoèo giữa những ngọn núi và tìm đường trong khi dựa vào các mốc định sẵn trên mặt đất để giúp họ định hướng. (Ảnh: Simple Flying).

"Việc hạ cánh xuống đường băng 15 của Sân bay Paro không chỉ là một kỳ tích đáng chú ý về kỹ năng hàng không mà còn là một trải nghiệm đầy cảm hứng cho hành khách và phi hành đoàn, mang đến tầm nhìn ngoạn mục ra dãy núi Himalaya", người quay video mô tả.

Đoạn video ngắn đã được lan truyền rộng rãi, thu hút hàng triệu lượt xem và không ít người dùng mạng xã hội đổ xô vào khu vực bình luận.

"Thật điên rồ. Trong suốt toàn bộ video, tôi chỉ chăm chăm đi tìm đường băng. Đây quả là chuyến bay đầy ấn tượng. Những dân cư sống trong căn nhà phía bên phải, trên ngọn đồi ngay trước đường băng chắc chắn có thể nhìn thấy hành khách bên trong máy bay".

Một người dùng mạng xã hội khác bày tỏ sự khâm phục với các kỹ năng điều khiển phương tiện của phi công.

Cập nhật: 24/08/2023 nhipsongthitruong
  • 426